Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
THUỶ LỢI - PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

+A =A -A

Tuyên truyền nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

 I. TÌNH TRẠNG NƯỚC SẠCH HIỆN NAY
 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp ở nông thôn là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, th­ương hàn, giun sán, phụ khoa…

Đôi khi chúng còn lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí sinh mạng con ngư­ời. Nh­ưng vẫn còn không ít người chưa biết tại sao họ lại mắc phải các loại này, trong khi nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh, dịch này là do sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm như: Nước ao tù bị nhiễm chất thải từ các chuồng gia súc hoặc rác thải - nước ở các ao có cầu tiêu ao cá. Trong các loại nước đó có hàng triệu vi trùng, ký sinh trùng gây ra bệnh tật cho con người; nước bị nhiễm độc bởi phân bón, thuốc trừ sâu; nước sông, mương bị ô nhiễm từ các chất độc hại do vô số rác thải, súc vật chết; thậm chí còn sử dụng nhữ­ng nguồn nước bị ô nhiễm bởi vật chứa không hợp vệ sinh, do tiếp xúc với tay chân bẩn; ngoài ra, nhiều ngư­ời lại có thói quen uống nước sống, không nấu chín nên cũng dễ mắc bệnh... Những tác hại này đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe của từng gia đình và cộng đồng của chúng ta, vì vậy mỗi người chúng ta cần tìm hiểu chất lượng nước thế nào được gọi là sạch để biết cách bảo vệ và sử dụng hợp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NƯỚC SẠCH

Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trên trái đất cũng như trong cơ thể mỗi con người chúng ta. Nước chiếm khoảng 70-75% trọng lượng cơ thể con người. Nếu thiếu nước sẽ gây rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi ngày. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước. Nước chiếm khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và ngăn ngừa những độc tố gây bệnh ung thư và các loại sỏi đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản... xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả.

Việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường còn có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sử dụng nước sạch còn giúp chúng ta phòng được các loại bệnh qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A và các loại bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa... Ngoài ra, con người còn cần nước trong sinh hoạt, sản xuất hằng ngày như: Tắm, giặt, vệ sinh nhà cửa, bảo quản và chế biến thực phẩm, cứu hỏa và các nhu cầu trong sản xuất khác.

Vậy, nước rất cần thiết cho chúng ta. Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Cho nên, việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân.

III. KHÁI NIỆM NƯỚC SẠCH HỢP VỆ  SINH

1. Thế nào là nước hợp vệ sinh: Nước hợp vệ sinh là nước được sủ dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không vị lạ, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.

2.  Bảo vệ và sử dụng nước sạch hợp lý

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngày một gia tăng, việc mỗi người cần biết cách sử dụng và tiết kiệm nguồn nước sạch cùng với việc bảo đảm vệ sinh môi trường sống: không phát thải rác bừa bãi, không sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các kỹ thuật canh tác sạch và thay đổi hành vi, thái độ đối với ô nhiễm môi trường là rất cần thiết.

Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch thông thường như: Hệ thống cung cấp nước tập trung (nước máy): Nước lấy từ giếng khoan hay sông, hồ được qua hệ thống xử lý dàn mưa, bể lắng, bể lọc… rồi vào bể chứa lớn, từ đó theo đường ống dẫn về cho các hộ gia đình sử dụng; nước mưa; nước giếng khơi, nước giếng khoan... và cần lưu ý cách sử dụng đối với từng nguồn nước sao cho đảm bảo và an toàn đối với sức khoẻ.

Đối với nguồn nước mưa: Chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và các dụng cụ chứa nước trước mùa mưa. Khi lấy nước vào bể chứa phải loại bỏ nước của cơn mưa đầu và 15 phút đầu của các cơn mưa sau; bể chứa phải có nắp đậy; lắp vòi hoặc dùng dụng cụ lấy nước sạch sẽ; nuôi cá bảy màu trong dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng; không sử dụng nước lấy từ mái bằng Prô xi măng

Đối với nguồn nước giếng khơi: Chúng ta phải đào giếng cách chuồng nuôi gia súc, nhà tiêu ít nhất là 10 mét; thành giếng phải được xây cao khoảng 0,8 mét, trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc, đá ong... ít nhất 3m; sân giếng được lát bằng xi măng hoặc lát gạch dốc về phía rãnh thoát nước, rãnh thoát có độ dốc vừa phải và dẫn ra xa hoặc dừng vào đường thoát nước; miệng giếng phải có nắp đậy và có giá để dụng cụ lấy nước; thường xuyên vệ sinh sân giếng để tránh trơn trượt; có thể lắp đặt bơm tay để lấy nước.

Đối với giếng khoan gia đình: Nước giếng khoan nên lấy từ các mạch nước ngầm sâu 20 mét trở lên; sân giếng được lát xi măng hoặc lát gạch dốc về phía rãnh thoát nước để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước; phải dùng bể lọc để lọc nước trước khi sử dụng; nên mang nước đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm asen (thạch tín) trước khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng máy bơm nước, nếu có hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.

IV.  CÁC LOẠI HÌNH NƯỚC SẠCH

1. Giếng đào (hay giếng khơi): Giếng thu nước ngầm tầng nông.

2. Giếng khoan: Giếng thu nước ngầm tầng nông và tầng sâu, thường được khoan bằng tay hoặc bằng máy.

3. Bể chứa nước mưa: Là dụng cụ để thu, trữ nước mưa.

Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả nước bẩn ban đầu trước khi thu hứng).

Nước mưa được thu hứng từ vách đá, đã được lọc qua hệ thống lọc và chứa ở bể công cộng chỉ đựng cho ăn uống.

(Chú ý: Nước mưa thu hứng từ mái bro-xi măng có chất amiăng gây ung thư, khuyến cáo không được  dùng và không được xếp vào loại nước sạch).

4. Nước mạch lộ, nước mặt đã qua xử lý

- Nguồn nước lấy từ suối hoặc mạch lộ dẫn về thôn, bản, nhà dân bằng máng nước.

- Nguồn nước mặt không bị ô nhiễm bởi phân người, phân gia súc, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác thải công nghiệp.

5. Cấp nước tự chảy: Cấp nước cho nhiều hộ gia đình nhờ sự chênh cao giữa nguồn và khu dân cư.

6. Cấp nước bằng bơm dẫn: Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình; nước được bơm từ sông, suối, hồ (nước mặt) hoặc từ giếng khoan (nước gầm) qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ gia đình nhờ máy bơm.

 

 

 

 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4011273
Số người trực tuyến:91
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang