Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thứ Ba, Ngày 31/01/2023

      Ngày 30 tháng 12 năm 2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT), có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023 thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT gồm 06 Chương, 33 Điều và 01 Phụ lục gồm có 18 mẫu.

     Chương I. Quy định chung, gồm 05 Điều; quy định phạm vi điều chỉnh phù hợp với nội dung được giao trong Luật Lâm nghiệp. Giải thích từ ngữ và hướng dẫn phương pháp đo, tính thể tích, khối lượng, trọng lượng để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện thông tư; quy định về bản kê lâm sản, đối tượng lập bảng kê lâm sản, thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục xác nhận bảng kê lâm sản.

     Chương II. Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường; gồm 2 Mục 9 Điều; quy định cụ thể về phương án, thẩm quyền phê duyệt hồ sơ, trình tự, thủ tục khai thác đối với thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường.

     Chương III. Hồ sơ lâm sản, gồm 3 Mục, 7 Điều; quy định về hồ sơ cho từng giai đoạn của chuỗi cung ứng gỗ làm cơ sở để kiểm tra, truy xuất nguồn gốc theo quy định pháp luật.

     Chương IV. Đánh dấu mẫu vật, gồm 03 Điều; quy định đối tượng, hình thức, phương pháp, thông tin đánh dấu mẫu vật là các sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất, chế biến từ các loài động vật thuộc Nhóm IIB của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Phụ lục II, III CITES; cá sấu khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển.

     Chương V. Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản, gồm 7 Điều; quy định cụ thể về đối tượng, hình thức, nguyên tắc và thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, trình tự, nội dung kiểm tra để tạo hành lang pháp lý giúp cơ quan Kiểm lâm kiểm tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc lâm sản trong từng trường hợp cụ thể.

     Chương VI. Tổ chức thực hiện, gồm 02 Điều: quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả nội dung quy định trong Thông tư; thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư thay thế Thông tư số 27; áp dụng pháp luật trong thời gian chuyển tiếp giữa hai Thông tư.

     Những điểm mới trong Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT: Sửa đổi một số khái niệm không phù hợp như: khái niệm gỗ tròn, khái niệm gỗ xẻ, khái niệm thực vật rừng ngoài gỗ. Bổ sung phương pháp, công thức tính gỗ, gỗ xẻ, cây gỗ còn nguyên cành lá, gốc, rễ trong rừng để tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng. Bỏ quy định đánh bắt buộc ghi số hiệu đối với gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 mét trở lên khi lập Bảng kê lâm sản, quy định mới tính ghi chung khi lập bảng kê lâm sản, đơn vị tính bằng mét khối hoặc tấn hoặc ster. Bổ sung quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt Phê duyệt phương án khai thác: tận dụng, tận thu gỗ loài thông thường từ rừng tự nhiên; thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật thực vật rừng phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng; khai thác gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; khai thác gỗ rừng phòng hộ là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư. Ngoài ra bổ sung hồ sơ khai thác đối với gỗ từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ rừng tự nhiên. Bỏ quy định về vận chuyển nội bộ để tránh lợi dụng vận chuyển lâm sản trái pháp luật trong tỉnh. Bổ sung đối tượng xác nhận bảng kê lâm sản gồm: gỗ có nguồn gốc sau xử lý tịch thu; gỗ của loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc các Phụ lục CITES. Bổ sung quy định xác nhận lâm sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu và xác minh truy xuất nguồn gốc lâm sản. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại Thông tư số 21/2021/TT- BNNPTNT về phân loại doanh nghiệp không phải xác nhận bảng kê lâm sản. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ lâm sản từ hình thức truyền thống sang hình thức gắn Mã (QR) chứa thông tin về hồ sơ nguồn gốc lâm sản vào bảng kê lâm sản để đơn giản thủ tục khi thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lâm sản và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản; hạn chế tối đa việc gian lận hồ sơ lâm sản, từng bước góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng, chống khai thác gỗ trái pháp luật. Quy định về đánh dấu mẫu vật loài nguy cấp, quý, hiếm (động vật thuộc Nhóm IIB; Phụ lục II, III CITES, cá sấu) chỉ thực hiện đối với sản phẩm hoàn chỉnh nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí thời gian, nhân lực.

     Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT được ban hành không chỉ phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; cụ thể hoá các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp; Công ước CITES; Hiệp định VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU; thỏa thuận về kiểm soát gỗ bất hợp pháp giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về Lâm nghiệp, khắc phục những khó khăn, vướng mắc và khoảng trống pháp luật chưa quy định.

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4185392
Số người trực tuyến:18
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang