Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Liên minh Châu Âu (EU) cấm sản phảm có nguyên liệu từ đất rừng bị phá

Thứ Năm, Ngày 04/05/2023

     Ngày 19 tháng 4 năm 2023 Nghị viện Châu Âu thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su…nếu có xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31-12-2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Đạo luật mới này nhằm hạn chế các sản phẩm liên quan đến phá rừng, suy thoái rừng từng được nhập khẩu vào EU và khuyến khích mua bán các mặt hàng hợp pháp, không gây phá rừng. Đối với ngành lâm nghiệp, chịu tác động của đạo luật này là gỗ và các sản phẩm nội, ngoại thất hoặc các loại ván công nghiệp, các sản phẩm gỗ khác là mặt hàng bị điều tiết bởi quy định này. Dự Luật  trên sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024, chậm nhất tháng 01/2025 sẽ được thi hành, riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời hạn này.

     Tại Việt Nam, Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam và thương mại lâm sản đã được quy định từ Điều 69 đến Điều 72 trong Luật Lâm nghiệp năm 2017 đồng thời Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện với EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); để triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT ngày 01/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ngày 30/12/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản; như vậy Việt Nam đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện dự luật cẩm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng của EU.

     Dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng vào EU góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp chung tay cùng Nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và thúc đẩy phát triển thị trường lâm sản một cách lành mạnh bởi các công ty vi phạm sẽ bị phạt với mức phạt lên tới 4% doanh thu thường niên tại một nước thành viên EU. Để tham gia hội nhập quốc tế và phát triển thị trường sang EU các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu của hàng hoá.

     Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 155 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ nhưng phần lớn là nhỏ lẻ. Có một số cơ sở kinh doanh, chế biến quy mô lớn, công nghệ và thiết bị chế biến hiện đại như: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Tài Anh; Công ty TNHH Nam Phương Ninh Bình; Doanh nghiệp tư nhân Duyên Hải; Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng; Doanh nghiệp tư nhân Đại Phúc, còn lại là các cơ sở kinh doanh, chế biến vừa và nhỏ, máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất, chế biến đơn giản phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa; nguyên liệu chế biến chủ yếu là gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, việc nhập khẩu gỗ làm nguyên liệu sản xuất được Chi cục Kiểm lâm quản lý chặt chẽ, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hướng dẫn các tổ chức/cá nhân thực hiện các quy định về quản lý lâm sản nên trong các năm qua không xuất hiện điểm nóng về kinh doanh lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

     Theo Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022 (QĐ số 105/QĐ-UND ngày 28/02/2023), tổng diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng là 30.484 ha trong đó diện tích có rừng toàn tỉnh là 27.209,18ha; phân theo mục đích sử dụng: rừng đặc dụng là 16.023,34ha, rừng phòng hộ là 8.598,75 ha, rừng sản xuất là 2.587,09 ha như vậy rừng sản xuất chỉ chiếm 9,508% diện tích có rừng toàn tỉnh. Con số trên cho thấy Ninh Bình không phải là tỉnh có ưu thế và phát triển rừng sản xuất - cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, theo thống kê trong giai đoạn từ 2017 đến 2022 toàn tỉnh trồng được 2.304,3 ha rừng sản xuất sau khai thác, năng xuất rừng trồng còn thấp, bình quân 70-80ha/chu kì 5 năm, việc trồng rừng sản xuất mới chủ yếu tập trung vào cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, băm dăm, ván bóc. Rừng và đất lâm nghiệp được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các ban, ngành, chính quyền các cấp tăng cường công tác bảo vệ rừng tại gốc, các chương trình dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã được rà soát, thống kê, xử lý đảm bảo đúng quy hoạch, đúng pháp luật, không chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác theo quy định; tăng cường tuần tra, kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng, các vụ vi phạm đã kịp thời được phát hiện và ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, giảm thiệt hại đến tài nguyên rừng nên không xuất hiện các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn tỉnh.

     Trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm tiếp tục tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ tích cực trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Ổn định các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản hiện có trong địa bàn tỉnh góp phần vào tăng trưởng kinh tế của ngành lâm nghiệp tỉnh Ninh Bình theo đó tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân 0,3%/năm (Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 19/5/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình).

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4186139
Số người trực tuyến:23
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang