Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá huỷ hệ sinh thái toàn cầu

Thứ Sáu, Ngày 23/06/2023

 

Các đại biểu tham gia trồng rừng

     Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên được tổ chức tại Stockholm, Thuỵ Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra quyết nghị chính thức, kể từ đó hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng và tham gia vào kỷ niệm này. Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982, các hoạt động bảo vệ môi trường được đẩy mạnh tổ chức trong tháng 6 và được gọi là tháng hành động vì môi trường.

     Để hưởng ứng tháng hành động vì môi trường và nằm trong khuân khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại, ngày 22 tháng 6 năm 2023 tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra hoạt động trồng rừng ngập mặn với sự tham dự của các bên: ông Đỗ Quang Tùng-Trưởng Ban quản lý các Dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tiến sĩ Nam Sunghyun-Bộ trưởng Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc, ông Đinh Văn Khiêm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, các thành viên Ban quản lý Dự án KFS tỉnh Ninh Bình cùng đại diện chính quyền địa phương và nhân dân xã Kim Đông.

     Tại tỉnh Ninh Bình Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại triển khai từ năm 2021-2024 với diện tích trồng mới rừng phòng hộ là 240ha và diện tích trồng bổ sung/phục hồi rừng là 20 ha, Dự ánsự hợp tácCùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá huỷ hệ sinh thái toàn cầu” giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Môi trường sống nói chung và môi trường không khí, đất, nước là không biên giới, không riêng một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay châu lục nào mà có sự liên kết dưới mái nhà chung là Trái đất. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích băng ở các cực liên tục giảm và nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục tăng. Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office), năm 2023 sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,080C đến 1,320C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, có khả năng là năm thứ 10 liên tiếp nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 10C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp, kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực. Dự báo hiện tượng El Nino (pha nóng) có thể xuất hiện vào nửa cuối năm 2023 và duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 70- 80%. Ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa khu vực Bắc Bộ phổ biến đều thiếu hụt so với TBNN từ 10-30%; thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn đã bắt đầu xuất hiện làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế của toàn miền mắc khi thiếu hụt nguồn điện trầm trọng.

 

     Một trong những giải pháp hữu hiệu, lâu dài và kinh tế nhất chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy của hệ sinh thái là trồng rừng; trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay việc hợp tác, liên kết thực hiện các giải pháp chống biến đổi khí hậu là đòi hỏi tất yếu. Trong những năm qua Chi cục Kiểm lâm đã đẩy mạnh công tác thỏa thuận hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ về các lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học như tổ chức VCF, GEF, FZS, Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (viết tắt FFI) tại Việt Nam …trong đó có sự hợp tác bền vững từ 2001 đến nay với Hội Động vật học Frankfurt Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam (FSZ) về bảo vệ loài Voọc mông trắng loài thú quý hiếm đặc hữu của Việt Nam. Thông qua sự hợp tác với FSZ số lượng cá thể Voọc mông trắng đã sinh trưởng và phát triển tốt, năm 2010 được Trung tâm kỷ lục sách Việt Nam công nhận Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là "Nơi có số lượng cá thể Voọc mông trắng nhiều nhất Việt Nam" và hiện nay là triển khai Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại.

 Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4185714
Số người trực tuyến:178
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang