Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030

Thứ Ba, Ngày 01/08/2023

     Ngày 21 tháng 7 năm 2023 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2951/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với mục tiêu: Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền có giá trị kinh tế trên cơ sở nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và tăng tính hấp dẫn của các dịch vụ, sản phẩm theo hướng bền vững, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế, kết hợp với tăng cường thông tin, truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y dược cổ truyền Việt Nam. Lộ trình thực hiện Đề án từ nay đến năm 2030.

     Đề án đã đưa ra 6 nhiệm vụ chủ yếu: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; xây dựng 5 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch: du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền, du lịch thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền, du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền, du lịch khám phá y dược cổ truyền và văn hóa bản địa, du lịch học thuật y dược cổ truyền; xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền, tăng cường sử dụng các dịch vụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền tại khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn có tiềm năng...; xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao tham gia vào hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y, dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch và nhiệm vụ thứ 6 là thông tin, truyền thông.

     Để triển khai thực hiện Đề án cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành trong đó nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan phát triển, nuôi trồng các loại dược liệu, chú trọng bảo tồn các loại cây dược liệu bản địa, có giá trị y tế và đem lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ khách du lịch; xây dựng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng; liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, gắn với mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái…; phối hợp với Sở Y tế: xây dựng bộ tiêu chuẩn, tổ chức công nhận sản phẩm, dịch vụ y dược cổ truyền đạt tiêu chuẩn địa phương (Tiêu chuẩn cơ sở - TCCS) mang tính bản sắc, thương hiệu của địa phương đưa vào chuỗi cung ứng sản phẩm phục vụ khách du lịch; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan để tổ chức công nhận các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn OCOP; khuyến khích, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp nuôi trồng và phát triển dược liệu theo quy định.

     Tỉnh Ninh Bình tuy có diện tích tự nhiên không lớn nhưng lại sở hữu đa dạng nguồn gen cây dược liệu quý mọc hoang dã tự nhiên, theo kết quả Điều tra thành phần, phân bố của các loài thực vật rừng có giá trị và đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển rừng bền vững vùng núi đá vôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” năm 2022 cho thấy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không chỉ đa dạng về hệ sinh thái, đa dạng về loài mà còn phong phú về giá trị sử dụng; trong tổng số 966 loài thực vật tại vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình có 711 loài có ích (chiếm 73,60% tổng số loài của hệ thực vật), có nhiều loài cây cho 2, 3, 4 công dụng khác nhau nên tổng số lượt loài có ích lên tới 1.009 lượt loài, trong đó số loài cây làm thuốc có 548 loài, chiếm 56,73% tổng số loài của toàn hệ, bao gồm các loài: Kim tuyến đá vôi; Hài xoăn; Trà hoa vàng, Cốt toái bổ, Tắc kè đá, Khôi tía, Củ dòm...trong số 23 loài dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát do Bộ Y tế ban hành có 13 loài được phân bố tại tỉnh Ninh Bình (Bách hợp, Bát giác liên, Bảy lá một hoa, Bình vôi, Cốt toái bổ, Đẳng sâm, Hoàng đằng, Hoàng liên ô rô, Hoàng tinh hoa trắng, Tắc kè đá, Tế tân, Thông đỏ lá ngắn, Vàng đắng) đây là lợi thế để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây dược liệu mang lại thu nhập cao cho người dân.

     Theo thống kê cho thấy sản lượng khai thác dược liệu năm 2022 trên địa bàn tỉnh trên 4.045 tấn chủ yếu là các loài: Ngải cứu, Trạch tả, Sả, Nghệ, Bạc hà, Trà hoa vàng, Đinh lăng…diện tích trồng còn nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu trồng trong các hộ gia đình. Các sản phẩm dược liệu chủ yếu mang tính tiện dụng như: trà, tinh bột nghệ, tinh dầu sả, tràm, hương nhu, quế, bạc hà, muối ngâm chân, xà phòng thảo dược, chưa đa dạng về loại hình sản phẩm để thu hút khách du lịch. Đề án là một hướng mở mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình, không chỉ triển khai trồng các loài cây lấy gỗ có giá trị cao kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn hình thành chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu dùng thông qua liên kết tạo ra sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền, du lịch thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền, du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền, du lịch khám phá y dược cổ truyền và văn hóa bản địa, du lịch học thuật y dược cổ truyền, từng bước nâng cao giá trị ngành nông - lâm nghiệp, nâng cao giá trị các khu rừng trong tỉnh.

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4185395
Số người trực tuyến:20
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang