Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

TĂNG CƯỜNG CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI

Thứ Sáu, Ngày 26/01/2024

          Trong những năm qua, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến phức tạp tại nhiều vùng nuôi trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, đốm trắng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô và một số bệnh phổ biến khác như bệnh do vi bào tử trùng, phân trắng, đỏ thân,... kết hợp với các yếu tố bất lợi của môi trường, thời tiết thay đổi đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030”; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản nhằm cung cấp tôm giống an toàn, sạch bệnh cho người nuôi) và tổ chức giám sát chủ động dịch bệnh tại các vùng nuôi, từng lô hàng tôm nhập khẩu để đưa ra dự báo, cảnh báo. Tính đến tháng 01/2024, cả nước đã xây dựng thành công 33 cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 28 cơ sở sản xuất tôm giống (với sản lượng khoảng 40 tỷ tôm post larvae/ năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của người nuôi tôm) và 05 cơ sở nuôi tôm thương phẩm được đánh giá, chứng nhận an toàn với nhiều bệnh nguy hiểm trên tôm. 

          Năm 2024, dự báo diễn biến thời tiết phức tạp do biến đổi khí hậu làm giảm sức đề kháng của đối tượng nuôi, nhiều dịch bệnh mới phát sinh trên thủy sản nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất cao. Với mục tiêu tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thú y; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cảnh báo, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn dịch bệnh cho thủy sản phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường; phát hiện dịch nhanh, kịp thời dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái phát hoặc lây lan từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh và hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho động vật thủy sản,.. xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật, đảm bảo sản xuất nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững.Với tính chất lây lan nhanh và khó kiểm soát, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
          1. Thả nuôi
          - Các hộ nuôi thủy sản cần thả nuôi con giống đúng theo Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 58/SNN-TS ngày 07/01/2024 về việc Hướng dẫn “Khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2024”.
          - Trước khi thả nuôi cần đăng ký kê khai theo quy định.
          - Con giống thả nuôi khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và  có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền cấp.
          2. Chăm sóc
         Trong quá trình nuôi cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của tôm nuôi, diễn biến thời tiết, môi trường ao nuôi, phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu không bình thường của tôm. Chỉ sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hoá chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm cấm, sản phẩm quá hạn; bảo quản thức ăn, thuốc thú y nơi khô ráo, thoáng mát.
         3. Phòng, chống dịch bệnh
        * Giám sát dịch bệnh
         - Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh thông qua việc thu thập thông tin, lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh và xác định các yếu tố nguy cơ tại cơ sở nuôi.
         - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để lấy mẫu giám sát để phát hiện hoặc xác định mức độ lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh nhằm chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống.
        * Khi dịch bệnh xảy ra
        - Xử lý xác tôm chết do nhiễm bệnh cần được quan tâm và xử lý triệt để. Người nuôi tôm cần thu gom sạch xác tôm chết trong đầm, sau đó đem chôn nơi xa bờ ao, đầm nuôi để tránh lây lan, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn và mầm bệnh phát triển. Việc thu gom xác tôm chết không những góp phần bảo vệ môi trường ao nuôi chính mình mà còn góp phần bảo vệ môi trường của vùng nuôi chung.
         - Không giấu dịch, phối hợp với cơ quan chuyên môn lấy mẫu gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.
         - Trường hợp tôm nuôi nhiễm các bệnh thông thường tùy vào tình hình thực tế từng ao nuôi để có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.
         - Trường hợp tôm nuôi bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh đốm trắng, bệnh Hoại tử gan tụy,... hay tôm có hiện tượng chết nhanh, nhiều thì chủ cơ sở xử lý:
         + Trường hợp tôm đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạch nhưng không được xả tôm và nước  ra vùng nuôi, sau đó xử lý nước ao bằng Chlorine với nồng độ 30ppm (30 kg/1.000m3 nước). Sau 7 ngày mới được tháo nước ra. Phơi ao và cải tạo ao kỹ trước khi thả nuôi trở lại. Toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị liên quan đến ao nuôi phải được vệ sinh  bằng Chlorine.
         + Trường hợp tôm còn nhỏ xử lý tiêu hủy bằng Chlorine với nồng độ 30ppm.
         * Đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở trong vùng có dịch
         - Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi tôm.
         - Hạn chế đi lại qua các ao, đầm nuôi, vùng nuôi đang có tôm bị bệnh.
         - Tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.
         - Không thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đang xảy ra.
         - Áp dụng quy trình nuôi tiên tiến và ít thay nước để hạn chế dịch bệnh.
          - Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm tôm mắc bệnh, báo cáo với chính quyền địa phương hoặc thú y xã và áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời.
Đoàn Huy Phương - Chi cục chăn nuôi thú y Ninh Bình

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3812952
Số người trực tuyến:58
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn