Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Thứ Sáu, Ngày 02/02/2024

 Cho lợn con bú

- Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp lợn con đề kháng bệnh tật, đặc biệt trong 3 tuần đầu.
- Cố định núm vú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú hai cặp vú đầu tiên liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
- Nếu số lượng lợn con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn mẹ thì nên chia làm 2 nhóm và cho bú luân phiên. Nhóm 1 cho bú xong cho vào ổ ám, chờ lợn mẹ xuống sữa tiếp (sau 1-2h) cho nhóm 2 bú. Hai ngày đầu cứ 1 giờ cho bú 1 lần. Dùng mực để đánh dấu 2 nhóm lợn để dễ phân biệt khi bắt lợn con cho bú theo đợt.
 
 
Tiêm sắt cho lợn con
- Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn con.
- Tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt (Dextran Fe). Tiêm vào vị trí cơ bắp cổ sẽ dễ dàng hơn.
- Lợn nội cần được tiêm 2 lần. Lần thứ 1 vào ngày thứ 3 sau đẻ, liều 1ml/con. Lần thứ 2 vào ngày thứ 10 sau đẻ liều 1ml/con
- Lợn lai F1 chỉ cần tiêm 1 lần 2ml vào ngày thứ 3 sau đẻ.
 
Thiến lợn con
- Lợn đực không làm giống nên thiến vào lúc 10-14 ngày tuổi.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: dao thiến sắc không rỉ, panh kẹp, kim khâu cong, chỉ, bông và cồn iod 2,5%, thuốc kháng sinh dạng bột,...
- Đề phòng nhiễm trùng sau khi thiến:
+ Sát trùng dụng cụ trước khi thiến
+ Sát trùng vị trí mổ trên bao tinh hoàn bằng cồn I-ốt. Rắc bột kháng sinh (Tetracylin bột) vào vét mổ trước khi khâu. Sau khi mổ xong vết mổ, sát trùng lại một lần nữa bằng cồn I-ốt.
Cách thiến:
+ Rửa sạch và sát trùng tay, lau bao dịch hoàn và xung quanh bằng cồn i-ốt.
+Cố định dịch hoàn sau đó rạch 1 đường để lộ dịch hoàn, rạch bao dịch hoàn, kẹp xoắn đứt dịch hoàn (để lại bao dịch hoàn).
+ Rắc bột kháng sinh Sulphamide + Ampicillin (tỷ lệ 2:1) hoặc bột Tetraxyclin vào bên trong vết mổ.
+ Cần giữ chuồng thật khô, sạch để vết mổ không bị nhiễm trùng.
 
 
Cho lợn con tập ăn sớm
- Để đảm bảo cho lợn con phát triển bình thường khi lượng sữa mẹ đã giảm và giúp cai sữa sớm cho lợn con, nên chuẩn bị sẵn thức ăn tạp ăn cho lợn con.
- Các loại thức ăn tập ăn cho lợn con:
+ Thức ăn tự phối chế
+ Thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh
Thức ăn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh. Thức ăn tự phối chế phải nấu chín, đẻ nguội trước lúc cho ăn và không dùng thức ăn đã bị ôi chua.
- Cách cho lợn ăn
+ Cho lợn tập ăn từ lúc 10-15 ngày tuổi.
+ Cho lợn ăn nhiều lần trên ngày.
Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2-3 lần/ngày). Không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, đi ỉa phân trắng ở lợn con.
 
 
Mai Thị Thùy Dung
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
 
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3812327
Số người trực tuyến:54
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn