KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ

+A =A -A

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA

Thứ Hai, Ngày 18/03/2024

 Hiện nay, thời tiết mưa phùn nhiều, ẩm độ cao là điều kiện Bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại đặc biệt trên cây lúa. Người dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện dịch bệnh để phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Sau đây là hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa
Bệnh đạo ôn là bệnh quan trọng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ – chín và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, đốt thân, cổ bông, hạt. Bệnh đạo ôn có thể xảy ra quanh năm và thường gây hại nặng vào vụ Đông Xuân, những diện tích bị bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất
 
Hình ảnh: Bệnh đạo ôn trên lúa
 
* Triệu trứng bệnh và tác hại:
- Vết bệnh trên lá ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ màu xám nhạt sau đó vết bệnh lan dần thành hình bầu dục, cuối cùng thành hình thoi điển hình. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành vô định hình, khi vết bệnh ở giai đoạn đầu trên lá non đang lan nhanh gọi là vết cấp tính, vết bệnh ở giai đoạn cuối hình thoi xung quanh có viền nâu giữa màu xám tro gọi là mãn tính.
- Vết bệnh trên đốt thân và cổ bông, lúc đầu vết bệnh nhỏ, màu nâu bao quanh đốt lõm xuống thắt nhỏ lại làm cho cây bị đổ ngã hoặc bông bị khô héo, hạt lép lửng hoặc lép toàn bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng.
* Nguyên nhân gây hại và quy luật gây hại:
- Nguyên nhân gây bệnh do một loài nấm ký sinh chuyên tính có thể gây hại từ giai đoạn mạ đến trỗ bông và chín, gây hại chủ yếu là trên lá và trên cổ bông.
- Quy luật gây hại: Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển  25-280C, ẩm độ 90% (có giọt sương trên lá lúa) nhiệt độ < 100C và  > 540C bào tử nấm chết sau 15 phút.
Bệnh đạo ôn thường gây hại chủ yếu ở vụ đông xuân ở 2 thời kỳ: Đạo ôn lá T3-T4 khi có nhiều mưa phùn ẩm ướt và cuối T4 đầu T5, giai đoạn lúa trỗ gặp mưa kéo dài hoặc không khí lạnh gây đạo ôn cổ bông.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Bệnh đạo ôn rất mẫn cảm với những ruộng bón nhiều đạm bón không cân đối, cấy dầy ruộng lúa rậm rạp, ẩm độ cao, bệnh phát triển mạnh. Những chân ruộng trũng bị bệnh năng hơn chân vàn.
* Biện pháp quản lý - phòng trừ:
- Bón phân cân đối hợp lý đặc biệt chú ý tỷ lệ cân đối NPK nhất là N:K.
- Khi lúa đã đủ dảnh hữu hiệu 8-12 dảnh chủ động hãm đẻ, khống chế dảnh vô hiệu để ruộng lúa đỡ rậm rạp, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển .
- Xử lý hạt giống trước khi ngâm bằng nước nóng 540C, 3 sôi 2 lạnh
- Không dùng những loại giống đã nhiễm bệnh để giống cho vụ sau.
- Khi bị đạo ôn lá có thể làm động tác thủ công vơ ngắt lá cho vào túi nilon đem về đốt, vùi.
- Khi lúa đã nhiễm bệnh tuyệt đối không được bón loại phân gì, dùng thuốc hoá học để trừ, khi bệnh dừng hẳn thì bắt đầu chăm sóc
- Thuốc dùng: Có thể dùng các loại sau: Hinosan 40 EC, New Hinosan 30 EC, Fujione 40 EC, Trizole 25 WP, Kasai 21,2WP, Beam 75 WP, Đạo ôn linh 40 EC, nồng độ liều lượng như chỉ dẫn trên bao bì.
    Lưu ý phải phun đẫm nước thuốc trên cây, lượng nước 2-3 bình/sào bắc bộ, xử lý xong quan sát nếu 3-5 ngày sau vết bệnh chưa dừng tiếp tục xử lý lần 2.
Nguyễn Thị Hồng – Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình
 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3698500
Số người trực tuyến:26
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn