Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
NÔNG THÔN MỚI

+A =A -A

Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn và các sản phẩm OCOP mang đặc trưng Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

Thứ Ba, Ngày 07/05/2024

           Ninh Bình có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên phong phú, đặc sắc, nhiều di tích lịch sử, văn hoá quan trọng, là nơi duy nhất trong cả nước và khu vực Đông Nam Á sở hữu di sản kép được UNESCO công nhận năm 2014, là Quần thể danh thắng Tràng an (Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới), là một trong những mô hình mẫu mực tiêu biểu về sự kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững.

 
Tràng An vẻ đẹp của ”Vịnh Hạ Long trên cạn”
 
          Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn Ninh Bình đang chuyển mình, trở thành những miền quê đáng sống, các giá trị bản sắc độc đáo, khác biệt, các sản phẩm đặc trưng riêng có đang được quảng bá, lan toả, hình thành những điểm đến về du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm, thu hút khách du lịch mỗi khi về với Ninh Bình. Những đồng lúa, đồng hoa, đồi dứa,.. của Ninh Bình đều có lợi thế để phát triển du lịch; ngoài cánh đồng lúa Tam Cốc nổi tiếng, thì Ninh Bình có nhiều cánh đồng đang triển khai các mô hình canh tác thu hút quan tâm của du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chụp ảnh, như cánh đồng dứa Đồng Giao trải dài ngút mắt xen giữa những dãy núi trùng điệp là nơi lý tưởng cho những người thích khám phá vào dịp mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, cánh đồng hoa Ninh Phúc với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc, khoe hương, làng hoa Đào Đông Sơn Tam Điệp bừng sắc hoa Đào mỗi dịp xuân về, … Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm, triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh, được cộng đồng doanh nghiệp, HTX, THT, làng nghề hưởng ứng, tham gia; đến nay đã có 181 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 70 sản phẩm đạt OCOP 4 sao (tỷ lệ 38,7%), 111 sản phẩm đạt OCOP 3 sao (tỷ lệ 61,3%); sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Bình được chuẩn hoá, phát triển từ sản phẩm đặc sắc của những làng nghề truyền thống, từ những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, riêng có, từ những nghề gia truyền nông thôn,… thấm sâu trong những sản phẩm OCOP Ninh Bình là giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá, truyền thống của những vùng quê Ninh Bình; sản phẩm OCOP Ninh Bình vừa có sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái (dịch vụ du lịch Vân Long Gia Viễn, khu du lịch Hang Múa Hoa Lư, du lịch cộng đồng Quèn Thờ Tam Điệp), vừa có sản phẩm phục vụ ẩm thực cho khách du lịch (thịt dê, cơm cháy, ruốc cá rô Tổng trường, mắm tép…..), sản phẩm chăm sóc sức khoẻ (Trà hoa vàng Cúc Phương, cà gai leo, tinh dầu,…), vừa là lựa chọn của du khách khi mua làm quà tặng (tranh lá bồ đề, cói mỹ nghệ, gốm Bồ Bát, ….).
 
Dịch vụ du lịch Vân Long – Sản phẩm ocop tỉnh Ninh Bình
 
           Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Vì thế, Ninh Bình đang tập trung, chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP, vừa tiếp thêm nguồn lực cho kinh tế nông thôn phát triển, tạo động lực để phát triển du lịch nông thôn, vừa việc gửi gắm các giá trị văn hóa, lịch sử của từng miền quê vào trong mỗi sản phẩm.
 
Du lịch cộng đồng Quèn Thờ - Sản phẩm ocop tỉnh Ninh Bình
 
Du lịch nông thôn được tỉnh quan tâm triển khai, đặc biệt là thông qua Chương trình chuyên đề về Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; tuy nhiên, quá trình này còn chậm và chưa đạt kết quả tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương; còn thiếu định hướng và những quy hoạch cụ thể cho các vùng lợi thế phát triển du lịch nông thôn. Công tác tuyên truyền, quảng bá chưa có chiến lược rõ ràng; các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm, chú trọng nhiều đến loại hình du lịch này, đầu tư cho du lịch nông thôn còn hạn chế. Chương trình mỗi xã một sản phẩm chưa thực sự bền vững; chưa có nhận diện đặc trưng của OCOP Ninh Bình.
Khu du lịch hang Múa - Sản phẩm ocop tỉnh Ninh Bình
 
           Để du lịch nông thôn và các sản phẩm OCOP Ninh Bình tiếp tục phát triển bền vững mang đặc trưng của Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, đồng thời đáp ứng mục tiêu gìn giữ, bảo tồn và phát triển nông thôn bản sắc đô thị Cố đô Di sản và phù hợp với định hướng của tỉnh quyết tâm xây dựng Ninh Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030 và trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
          1. Đối với phát triển du lịch nông thôn
          (1) Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; trong đó: tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp, góp sức của cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường. Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại các địa bàn, môi trường khác nhau (rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, ven biển,…) theo các quy định của pháp luật nhằm tạo ra nguồn thu ổn định từ hoạt động du lịch để đầu tư trở lại cho các công tác bảo vệ tài nguyên du lịch.
          2. Khuyến khích, kêu gọi các sáng kiến, ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch nông thôn; các giải pháp kết nối thị trường, marketing hiệu quả cho du lịch nông thôn; Phát triển chuẩn hoá các sản phẩm du lịch nông thôn để được đánh giá, phân hạng công nhận là sản phẩm OCOP. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng liên quan tới du lịch nông thôn; Tổ chức giải thưởng du lịch nông thôn cấp tỉnh. Tổ chức cuộc thi thiết kế nhận diện, mẫu mã bao bì, mẫu quà tặng cho sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng du lịch,…
          3. Tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn; thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn.
          4. Đa dạng hóa và đổi mới hình thức, nội dung truyền thông du lịch nông thôn trên nền tảng công nghệ số thông qua các cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, chuyên đề,…; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lễ hội (đặc biệt là lễ hội văn hóa dân gian, lễ hội sản phẩm đặc sản, đặc trưng…), hoạt động kết nối du lịch các vùng, miền; truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn tại các hội chợ, triển lãm. 
          5. Tổ chức mạng lưới chuyên gia du lịch, nông nghiệp và các ngành khác tham gia hỗ trợ cộng đồng khai thác và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…sản phẩm OCOP phục vụ cho hoạt động du lịch nông thôn. Xây dựng chuyên Trang điện tử (website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo, các sản phẩm truyền thông số,…) về du lịch nông thôn gắn với giới thiệu, quảng bá điểm du lịch nông thôn; khai thác thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội. 
6. Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các tỉnh, các ngành, lĩnh vực liên quan nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả và tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch nông thôn (đặc biệt du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm, quản lý và thích ứng rủi ro,…). Tìm kiếm sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho các dự án, chương trình du lịch nông thôn gắn với cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái; liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn. Xây dựng mạng lưới đối tác du lịch nông thôn để phục vụ cho kết nối đầu tư, kết nối thông tin cung - cầu du lịch. 
 
Trà hoa vàng – Sản phẩm ocop tỉnh Ninh Bình
 
          2. Đối với phát triển sản phẩm OCOP
          (1) Tập trung phát triển, chuẩn hoá các sản phẩm OCOP trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về làng nghề, du lịch nông thôn; góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP quốc gia; đẩy mạnh kết nối mạng lưới sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế
          (2) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Xây dựng, nhân rộng các điểm/trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố. Xây dựng clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên các phương tiện truyền thông. Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm bán hàng OCOP, Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP, áp dụng công nghệ thông tin, nhằm khai thác lợi thế về du lịch nông thôn; Tích cực tham gia các Hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; Thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt đối với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.
           (3) Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các trang thiết bị phục vụ kết nối thị trường, trưng bày, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của địa phương
         (4) Quy hoạch gắn với bảo tồn, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa sản xuất của người dân. Phát triển sản phẩm ý tưởng mới, sản phẩm tiềm năng: Tập trung hỗ trợ, rà soát, hướng dẫn các chủ thể chủ động chuẩn hóa sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện các chính sách của tỉnh nhằm hỗ trợ hình thành và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; xây dựng liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu địa phương; hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng bao bì, nhãn mác, đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm
          (5) Tăng cường rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống. Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền. 
         (6) Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương; ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ gắn với làng nghề, du lịch nông thôn và lợi thế tiềm năng của tỉnh. Hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt sao.
 
Ngô Thị Mai - PVNTH
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Tỉnh Ninh Bình vừa có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về nội dung thành phần và các chương trình chuyên đề trong Chương trình muc̣ tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
V/v phối hợp triển khai, phổ biến Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về nội dung thành phần và các chương trình chuyên đề trong Chương trình muc̣ tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về nội dung thành phần và các chương trình chuyên đề trong Chương trình muc̣ tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ocop, nông sản làm quà tặng phục vụ du lịch
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4039555
Số người trực tuyến:418
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang