Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Tăng cường công tác quản lý nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ Năm, Ngày 06/06/2024

     Thời gian qua công tác quản lý nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã có trong Phụ lục CITES đã được Chi cục Kiểm lâm quan tâm, kiểm tra, kiểm soát với nhiều giải pháp chặt chẽ. Công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã trên địa tỉnh được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ, tập trung ở 2 đối tượng chính là quản lý gây nuôi động vật rừng, động vật hoang dã và chim hoang dã di cư theo mùa. Đối với các cơ sở gây nuôi động vật rừng, kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các cơ sở ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định. Đối với chim di cư, định kỳ mỗi năm 2 lần Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan chức năng tuyên truyền và truy quét các địa điểm đánh bắt, bẫy chim di cư trên địa bàn.

     Qua kiểm tra, theo dõi, nhìn chung các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thực hiện tốt các quy định của pháp luật, đặc biệt là quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐCP ngày 22/01/2019 của Chỉnh phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Từ đầu năm 2024 đến nay, chưa phát hiện cơ sở gây nuôi nào vi phạm quy định về gây nuôi động vật hoang dã

     Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động gây nuôi trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn như: Trình độ của một bộ phận người dân gây nuôi động vật hoang dã còn hạn chế, việc tuyên truyền các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật cho người dân thường mất nhiều thời gian trong khi kinh phí tuyên truyền còn hạn chế; Việc thực hiện theo dõi hoạt động nuôi và sinh sản động vật rừng một cách chi tiết theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP là rất tốt cho công tác quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn. Tuy nhiên đối với những cơ sở nuôi gồm nhiều loài động vật thì hoạt động theo dõi nuôi và sinh sản rất phức tạp do có nhiều loại sổ, dẫn đến dễ nhầm lẫn trong quá trình theo dõi và người dân khó cập nhập sổ; Quy trình tiếp nhận và xử lý các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã thuộc phụ lục CITES do người dân tự nguyện giao nộp rất phức tạp, mất nhiều thời gian, trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị để chăm sóc và bảo vệ tại đơn vị không có nên động vật rất dễ bị tổn thương, yếu, chết hoặc gây mất an toàn cho con người.

Đoàn kiểm tra Chi cục Kiểm lâm, kiểm tra cơ sở nuôi Khỉ đuôi dài

trên địa bàn huyện Nho Quan

     Để khắc phục những khó khăn, tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm triển khai đồng bộ một số giải pháp:

     - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; hướng dẫn các cơ sở nuôi trong việc ghi chép số theo dõi.

     - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

     - Giao các Hạt Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn quản lý, đảm bảo nguồn gốc động vật nuôi hợp pháp, đủ điều kiện an toàn về vệ sinh môi trường, sức khỏe và an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở gây nuôi động vật rừng đã được cấp mã số trên địa bàn quản lý theo đúng quy định. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhất là vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ của động vật hoang dã gây nuôi.

     - Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tăng cường nắm bắt thông tin, tích cực tuần tra kiểm soát trên khâu lưu thông, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trên địa bàn hoặc đi qua địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Mai Thị Huyền - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3798052
Số người trực tuyến:31
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn