Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

Thứ Sáu, Ngày 05/07/2024

Kiểm tra rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn

Ngày 04 tháng 6 năm 2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 81-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận đã nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là “bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển; mở rộng, tăng số lượng, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đa dạng sinh học vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài di cư”.

Rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có diện tích không lớn với 29.634,37ha (diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng thuộc quy hoạch lâm nghiệp) nhưng lại đa dạng các hệ sinh thái, bao gồm 5 hệ sinh thái đặc trưng: hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái gò đồi, hệ sinh thái vùng đồng bằng, hệ sinh thái các thủy vực và hệ sinh thái vùng ven biển; đa dạng hệ sinh thái nên rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình rất có giá trị về tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường với Vườn Quốc gia Cúc phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn là một phần của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng. Rừng trên núi đá vôi chiếm phần lớn diện tích rừng toàn tỉnh: 22.964,95ha (77,49%) ẩn chứa trong mình hệ động, thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài bản địa có giá trị cao như: Sưa, Nghiến, Vù hương, Re hương, Kim tuyến đá vôi; Hài xoăn; Trà hoa vàng, Cốt toái bổ, Tắc kè đá, Voọc mông trắng, Cầy vằn, Thằn lằn chân ngón, Sâm cầm...

          Nếu như rừng trên núi đá vôi mang đến giá trị đa dạng sinh học cao thì rừng ngập mặn ven biển lại có giá trị lớn trong chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; Với diện tích 663,88ha, hệ thống rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn không chỉ có tác dụng phòng hộ chắn sóng giữ đất, chống bão, gió, giảm phát thải khí nhà kính mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển. Rừng ngập mặn được bảo vệ và phát triển tạo nên môi trường sống của nhiều loài thủy hải sản dưới nước và hệ sinh thái động thực vật, hình thành nơi trú ngụ của nhiều loài chim đặc biệt là vào mùa chim di cư đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua hoạt động nuôi ong lấy mật, nuôi thủy hải sản dưới tán rừng...

Rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn

Trong các năm qua Chi cục Kiểm lâm đã hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh Ninh Bình ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định số 33/2024/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về việc công bố tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống lâm nghiệp xuất vườn của một số loài cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND ngày 22/4/2024 về ban hành đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình); tham mưu ban hành Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2024 và tổ chức thực hiện; đến nay tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp...Đi đôi với công tác tham mưu là tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc; tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới chủ rừng và các tổ chức, cá nhân sinh sống gần rừng; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; lồng ghép nhiệm vụ phát triển rừng theo hướng đa dụng.

         Với những nỗ lực của tập thể Chi cục Kiểm lâm, trong 6 tháng đầu năm 2024 không có vụ cháy rừng nào xảy ra; toàn tỉnh trồng được 850 nghìn cây phân tán các loại, đạt 71,4% kế hoạch năm 2024; rừng trên địa bàn tỉnh được bảo vệ và phát triển từng bước phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, tăng tính đa dạng sinh học.

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3791877
Số người trực tuyến:23
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn