Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ

+A =A -A

KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIA SÚC, GIA CẦM MÙA MƯA BÃO

Thứ Năm, Ngày 25/07/2024

          Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng xen kẽ mưa lớn, có thời điểm mưa bão, mưa áp thấp  kéo dài làm cho vật nuôi không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, ẩm độ trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vius phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Người chăn nuôi cần áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.

          1. Về chuồng trại
          - Gia cố, cố định chuồng nuôi trước thời điểm mưa bão cho thêm chắc chắn để tránh gió, bão làm đổ, gây tốc mái chuồng. 
          - Ở những vùng thấp trũng, nền chuồng phải tôn cao hơn so với so với bên ngoài 30-40cm để tránh ngập úng và phải có phương án di dời đàn vật nuôi lên nơi cao ráo. Cần chủ động che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt, gió lùa, dột ướt, ẩm thấp. Nên sử dụng hệ thống bạt che là hợp lý nhất vì trong mùa này cần có độ cơ động cao, ban ngày nắng nóng bà con kéo bạt, tạo sự thông thoáng tối đa cho chuồng nuôi.
          - Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. Đối với nuôi gà, bà con nên làm thêm hệ thống sàn phòng khi nước mưa dâng cao, nền chuồng bị ngập thì cho gà lên sàn, mặt sàn cần có các khe hở khoảng 1cm để lọt được phân thải xuống nền tránh gây kẹt, đọng lại phân trên sàn gây ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh.
          - Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột, phun hóa chất sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh 1-2 lần/tuần. Nền chuồng nuôi gia cầm nên sử dụng độn lót có chế phẩm sinh học, căn cứ hướng dẫn của cơ sở sản xuất của từng loại chế phẩm để sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất.
          - Ngay sau khi mưa tạnh, nước rút tiến hành khơi thông cống rãnh, nhanh chóng tiêu úng. Cọ rửa dụng cụ, máng ăn máng uống, quét dọn vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi, đặc biệt cần thu gom sau đó tiến hành phun khử trùng, tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh sau đó mới đưa ra ngoài môi trường.
          2. Chăm sóc gia súc, gia cầm
          - Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại điều kiện bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi an toàn sinh học phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm (riêng đối với gà cần nuôi nhốt hoàn toàn, đảm bảo mật độ 8-9 con/m2), không nên nhốt mật độ quá dầy dễ gây ô nhiễm và phát sinh bệnh đường hô hấp, tiêu hóa.
- Chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đảm bảo đầy đủ trong mùa mưa bão, cụ thể tùy lứa tuổi vật nuôi, dự trữ và sử dụng thức ăn cho phù hợp. Nên sử dụng kệ gỗ kê cao các bao chứa thức ăn, tránh bị nước tràn ngập vào nền chuồng gây ẩm mốc. Không để thức ăn ở cạnh cửa sổ tránh bị mưa tạt gây ướt, mốc, hỏng.
 
 
          + Đối với trâu, bò: Cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp.
          + Đối với lợn, gia cầm: Dự trữ thức ăn tinh và trong thức ăn thành phần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm. 
          - Chủ động bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết thay đổi bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
          - Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi. Không sử dụng thức ăn đã bị nước mưa gây ẩm, mốc cho vật nuôi ăn.
          - Sau khi tạnh mưa, sân vườn và khu vực đồng cỏ khô ráo bà con có thể thả gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, ở các hộ nuôi gà có vườn trũng và có nhiều điểm ngập nước, đây là nơi tích tụ phân, ký sinh trùng, cầu trùng và các vi khuẩn dễ phát sinh và gây bệnh và không nên chăn thả. 
          3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
          - Khi chuồng nuôi gia súc, gia cầm bị mưa hắt hoặc dột, con nuôi bị ngấm nước mưa, trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, phải luôn để vật nuôi ở nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp. … ngâm nước hoặc ướt lâu sẽ làm mất nhiệt, giảm sức đề kháng và dễ phát sinh bệnh vì vậy cần đưa ngay những con bị ướt vào chuồng khô và bổ sung nhiệt để tăng độ ấm.
         - Tăng cường vệ sinh phòng bệnh: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ, tuần 1 - 2 lần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, HanIodine... Định kỳ mỗi tuần cho uống thêm B.complex để tăng khả năng tiêu hoá và sức đề kháng cho vật nuôi. 
       - Nếu thời tiết có các thay đổi bất thường, nguy cơ kéo dài có thể sử dụng thêm 1 số kháng sinh (Enrofloxaxin, Oxytetracyclin…) cho gia cầm uống để phòng phát sinh các bệnh tiêu hóa và hô hấp.
          - Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Tổ chức tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi, cụ thể:
          + Đối với trâu, bò: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục.
          + Đối với lợn: Tiêm phòng Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Lở mồm long móng, Tai xanh…
          + Đối với gia cầm: Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng, vắc xin Niu cát xơn ....
          - Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc giết thịt gia súc, gia cầm ốm, chết và phát tán chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với cán bộ thú y xã, chính quyền địa phương khi nghi ngờ có gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để được hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh./.
 
Nguyễn Thị Dịu
TTKN, KL, KN
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4031332
Số người trực tuyến:13
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang