Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHUYỂN ĐỔI SỐ

+A =A -A

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 16/9/2024

     Ở nước ta, Nông nghiệp là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, song nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

     Chuyển đổi số giúp ngành nông nghiệp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu. Nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hàng năm những thiệt hại do khí hậu cực đoan gây ra cho ngành nông nghiệp là rất lớn. Ứng dụng công nghệ AI, phân tích dữ liệu vào quản lý rủi ro sẽ giúp cảnh báo sớm từ đó, các cấp, ngành, người nông dân sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế được rủi ro do biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn. Đồng thời giúp ngành nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

     Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong nông nghiệp, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã chủ động, quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó xác định, nông nghiệp là một trong 8 ngành được ưu tiên chuyển đổi số và xác định rõ mục tiêu của ngành trong nhiệm vụ chuyển đổi số.

     Trên cơ sở những định hướng, mục tiêu trên, tỉnh Ninh Bình đã cụ thể hóa thành các chương trình phù hợp với điều kiện của tỉnh. Từng bước chuẩn bị điều kiện và tạo động lực chuyển dần từ nền nông nghiệp của tỉnh sang nông nghiệp công nghệ số. Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia trong đó có nội dung về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành nông nghiệp như Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 8/5/2024; Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 05/8/2024. Từ chủ trương trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình đã cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số của tỉnh, trung ương bằng các giải pháp đồng bộ trên tất cả các nội dung của chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành nông nghiệp như: hạ tầng, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

     * Về hạ tầng: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Sở Nông nghiệp và PTNT cơ bản đáp ứng nhu cầu giao dịch, tra cứu thông tin nội bộ và khai thác thông tin trên internet phục vụ công việc chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị thuộc.

     - Nguồn nhân lực phục vụ trong nhiệm vụ chuyển đổi số được đảm bảo và tăng cường. Hàng năm Sở tổ chức các khóa tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ công chức, viên chức. Trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia khóa tập huẩn chuyển đổi số trên nền tảng MOOCs với tổng số trên 130 học viên tham gia, với 09 nội dung tìm hiểu về chuyển đổi số, đạt tỷ lệ mỗi nội dung trên 94%. Đồng thời hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số do Sở Thông tin và truyền thông phát động, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, đạt tỉ lệ 100%.

     - Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành được sử dụng trong công tác chỉ đạo điều hành của Sở từ năm 2017, ngày một hoàn thiện và là hệ thống sử dụng hàng ngày trong công tác chỉ đạo điều hành, giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí và nhân lực trong hoạt động của Sở.

     * Về phát triển chính quyền số

     Đến nay, 100% các đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai vận hành tốt Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (trừ các văn bản mật), phục vụ cho công việc chuyên môn của đơn vị.

     Đã có 23 tập thể (các đơn vị trực thuộc Sở) và 158 cá nhân được cấp chứng thư số. Thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số, liên thông 4 cấp.

     Trang thông tin điện tử của Sở thường xuyên được cập nhật thông tin về các hoạt động của Sở, của ngành Nông nghiệp. Là Trang thông tin uy tín, chất lượng, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp để tra cứu, tìm kiếm thông tin. Đã tiến hành bổ sung mục tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng; mục hệ thống quản lý nguồn gốc và kết nối cung cầu nông sản thực phẩm tỉnh nình bình (check.ninhbinh.gov.vn); kết nối bộ pháp điển…

     - Tiếp tục triển khai ứng dụng Zalo Official Account của Sở đến cán bộ, công chức, viên chức; zalo kênh: Hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp trên thiết bị di động bảo đảm cho thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng và đã tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Sở.

     Ngoài ra, còn có 04 đơn vị trực thuộc Sở đã xây dựng Trang Thông tin điện tử của đơn vị để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

     * Phát triển kinh tế số:

     - Một số doanh nghiệp, HTX lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh như: ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh đã được triển khai. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể chưa quan tâm, tích cực, chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số của tỉnh còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, giá trị thấp.

     - Tổ chức các hội nghị, hội thảo thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp như: hội nghị ứng dụng các thiết bị hiện đại trong cơ giới hóa sản xuất lúa; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hội thảo thúc đẩy cung cầu nông sản trên sàn thương mại điện tử…

     - Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và một số sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn,…

     Vận hành hiệu quả Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nguồn gốc, chất lượng an toàn thực phẩm và kết nối cung cầu nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1(check.ninhbinh.gov.vn). Kết quả, từ khi vận hành từ tháng 9/2022 đến nay đã hỗ trợ 134 cơ sở tham gia với 348 sản phẩm; góp phần hỗ trợ 31 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu hoàn thành tiêu chí 13.4; truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của xã trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Ảnh: Trung tâm Khuyến nông phối hợp tổ chức hội nghị trình diễn thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp

     * Phát triển xã hội số:

     Một số doanh nghiệp, HTX lĩnh vực nông nghiệp được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số; tham gia hoạt động học tập, lao động, sản xuất, đời sống và sinh hoạt trên môi trường số; được tiếp cận sử dụng các dịch vụ số, thông tin số của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội.

     Từ những kết quả trên cho thấy, ngành Nông nghiệp tỉnh đang từng bước đưa chuyển đổi số vào trong từng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Góp phần đưa nông nghiệp trở thành bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế.

Nguyễn Thị Hồng - TTKN


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4031337
Số người trực tuyến:15
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang