Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Hạt Kiểm Kim Sơn tăng cường công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư

Thứ Tư, Ngày 25/09/2024

Công chức Hạt Kiểm lâm Kim Sơn thả chim bị bẫy về với môi trường tự nhiên

     Hạt Kiểm lâm Kim Sơn là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, thực hiện chức năng giúp Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và UBND hai huyện Kim Sơn, Yên Khánh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý với tổng diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng trên địa bàn huyện Kim Sơn năm 2023 là 1.577,09 ha, tỷ lệ che phủ là 3,08% tăng 0,16% so với năm 2022 (năm 2022 tỷ lệ che phủ là 2,92%). Rừng trên địa bàn huyện Kim Sơn chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển, trữ lượng gỗ không lớn nhưng có giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và có tính đa dạng sinh học cao; rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn - một phần của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một trong 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam hiện nay, được công nhận ngày 02/12/2004.

     Trong các năm qua Hạt Kiểm lâm Kim Sơn đã hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp thông qua công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Đối với vùng đất ven biển Kim Sơn công tác phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học luôn được chú trọng hàng đầu, hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại từ năm 2022, đến nay đã triển khai thực hiện được một số nội dung theo tiến độ: thiết lập vườn ươm; cung cấp trang thiết bị cho dự án; tiến hành trồng mới rừng ngập mặn năm 2023 là 92,6 ha, năm 2024 là 46,48ha; trồng phục hồi 20ha. Rừng được bảo vệ và phát triển đã thu hút ngày càng nhiều các loài chim di cư về tránh rét hàng năm (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau), chim về di cư tại các khu rừng ven biển đã thu hút các đối tượng từ nhiều địa phương đến đặt bẫy bắt chim hoang dã, điều này không chỉ gây suy giảm tính đa dạng sinh học của hệ động vật rừng tại địa phương mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch xanh mà địa phương đang xây dựng.

Tháo, dỡ lưới bẫy chim hoang dã, chim di cư

     Qua nắm bắt tình hình và thực hiện chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tại văn bản số 575/KL-NV ngày 09/7/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Hạt Kiểm lâm Kim Sơn đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền địa phương; phối hợp với các tổ chức kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ các loài chim hoang dã. Tính đến nay đơn vị đã tổ chức thành công 6 đợt ra quân; đã tháo dỡ, phá hủy hàng nghìn mét lưới bẫy chim, tiêu hủy nhiều cò, vạc xốp là công cụ bẫy chim hoang dã, thả nhiều cá thể chim về với môi trường tự nhiên.

     Tăng cường công tác quản lý bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư không chỉ ngăn chặn các hành vi vi phạm mà còn góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con sinh sống tại các địa bàn có rừng; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và các cấp chính quyền về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với một khu rừng cũng như giá trị của đa dạng sinh học mang tới cho con người, về lâu dài đây sẽ là một hướng phát triển kinh tế mới khi quần thể các loài chim di cư về càng nhiều sẽ hình thành nên các vùng chim di cư thu hút khách du lịch tạo nên thu nhập, công ăn việc làm cho bà con địa phương bên cạnh nghề nuôi ong lấy mật và nuôi trồng thủy hải sản theo quan điểm của Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 26/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển bền vững vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, giai đoạn 2022-2030: “Phát triển vùng kinh tế ven biển Kim Sơn gắn với bảo vệ hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển thế giới trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, giữa lợi ích của người dân và các bên liên quan”

Phối hợp Công an xã tháo dỡ lưới bẫy chim hoang dã

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3939199
Số người trực tuyến:32
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
294.985
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:909 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang