Để quản lý động vật hoang hã (ĐVHD) nói chung, trong đó có hoạt động nuôi ĐVHD nói riêng, Nhà nước đã quy định hoạt động nuôi trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật đa dạng sinh học năm 2008; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật chăn nuôi 2018 và được cụ thể hoá tại các Nghị định như: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Danh mục loài đã được sửa đổi bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP); Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Kèm theo đó là các chế tài xử lý vi phạm từ hành chính đến hình sự các hoạt động săn, bắt, tàng trữ, vận chuyển, nuôi nhốt.... động ĐVHD gồm: Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/04/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi….
Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã trên địa tỉnh được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ, tập trung ở 2 đối tượng chính là quản lý gây nuôi động vật rừng, động vật hoang dã và chim hoang dã di cư theo mùa. Đối với các cơ sở gây nuôi động vật rừng, kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các cơ sở ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định. Đối với chim di cư, định kỳ mỗi năm 2 lần Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan chức năng tuyên truyền và truy quét các địa điểm đánh bắt, bẫy chim di cư trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn được thực hiện nghiêm theo quy định của Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 84/2022/NĐ-CP ngày 22/9/2021. Đơn vị đã thực hiện vận động một số Nhà hàng và người dân ký cam kết không đánh bắt, thu mua, giết mổ chim hoang dã trên địa bàn.
Kiểm tra cơ sở nuôi Khỉ đuôi lợn trên địa bàn huyện Nho Quan
Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã trên địa tỉnh được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ, tập trung ở 2 đối tượng chính là quản lý gây nuôi động vật rừng, động vật hoang dã và chim hoang dã di cư theo mùa. Đối với các cơ sở gây nuôi động vật rừng, kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các cơ sở ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định. Đối với chim di cư, định kỳ mỗi năm 2 lần Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan chức năng tuyên truyền và truy quét các địa điểm đánh bắt, bẫy chim di cư trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn được thực hiện nghiêm theo quy định của Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 84/2022/NĐ-CP ngày 22/9/2021. Đơn vị đã thực hiện vận động một số Nhà hàng và người dân ký cam kết không đánh bắt, thu mua, giết mổ chim hoang dã trên địa bàn.
Tính đến tháng 10 năm 2024, Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình cấp mã số đối với 106 cơ sở theo quy định, hướng dẫn lập sổ theo dõi hoạt động nuôi và sinh sản đối với từng loài; 01 Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Cúc Phương do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số; 01 trung tâm bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình) đã được UBND tỉnh cấp mã số cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Chi cục Kiểm lâm đã thực hiện hủy 13 mã số cơ sở nuôi do chủ cơ sở không còn nhu cầu gây nuôi; tổng số cơ sở hiện đang gây nuôi trên địa bàn tỉnh là 93 cơ sở với tổng trên 6.000 cá thể. Đối với các cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường các Hạt Kiểm lâm đã hướng dẫn các chủ cơ sở nuôi lập sổ theo dõi hoạt động nuôi và sinh sản đối với từng loài. Tổng số cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn là 105 cơ sở.
Công tác kiểm tra hoạt động gây nuôi động vật hoang dã cũng được Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo sát sao, Kiểm lâm địa bàn bám sát địa bàn, nắm rõ thông tin các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn được quản lý, tuyên truyền nhắc nhở các cơ sở hàng quý cập nhật thông tin việc thay đổi số lượng đàn vật nuôi vào sổ theo dõi sinh sản, sinh trưởng. Đơn vị đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn các chủ cơ sở nuôi lập sổ theo dõi biến động số lượng cá thể, quá trình xuất, nhập động vật vào, ra khỏi các cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES (trừ loài thủy sản) và động vật rừng thông thường để làm cơ sở quản lý, theo dõi, xác nhận bảng kê lâm sản. Từ năm 2023 đến nay, đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức và 01 cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản (không đăng ký mã số trại nuôi theo quy định). Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, Chi cục cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật về nuôi động vật hoang dã để người dân hiểu và thực hiện. Hoạt động tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân trên địa bàn tỉnh về công tác gây nuôi động vật hoang dã, người dân nắm được các quy định, thủ tục và chấp hành tốt.
Có thể nói, tác động của hoạt động nuôi gây nuôi thương mại ĐVHD có thể tác động tích cực hay tiêu cực lên bản thân loài trong tự nhiên, hệ sinh thái tuỳ thuộc nhóm loài và hệ thống quản lý, năng lực quản lý. Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua và trong thời gian tiếp theo, Chi cục Kiểm lâm sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý cũng như tuyên truyền, hướng dẫn người dân về hoạt động gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh để phát triển các cơ sở gây nuôi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân./.
Mai Thị Huyền - Chi cục Kiểm lâm