Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Tuyên truyền công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024

Thứ Năm, Ngày 31/10/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, mùa đông năm nay sẽ kéo dài và lạnh hơn những năm trước. Đáng chú ý, các chuyên gia khuyến cáo, từ đầu tháng 10, tần suất các đợt không khí lạnh sẽ gia tăng, kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa lớn, dông, lốc xoáy. Do đó để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi phòng tránh đói, rét khi mùa đông đến là rất cần thiết.

Trong những ngày rét đậm, rét hại, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, những huyện có số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn, chăn nuôi đồi núi như Gia Viễn, Nho Quan, để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi, cần lưu ý những biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi như sau:

1. Về chuồng trại chăn nuôi

Các chủ hộ chăn nuôi cần kiểm tra gia cố chuồng trại cho vật nuôi đảm bảo đủ ấm, đảm bảo che chắn và tránh được gió lùa trực tiếp vào chuồng. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo và phải có chất độn chuồng bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô. Thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, những ngày rét có kèm theo mưa cần bổ sung thêm chất độn chuồng, đối với lợn hạn chế rửa chuồng để tăng khả năng chống rét.

        Có thể sử dụng bóng điện công suất lớn để sưởi ấm chuồng nuôi hoặc đốt sưởi cho gia súc trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... (chú ý thường xuyên theo dõi khi đốt sưởi, để xa dụng cụ đốt với vật liệu dễ cháy trong chuồng nuôi như bạt che, chất độn chuồng, các thanh che chắn bằng vật liệu dễ cháy...).

2. Chế độ làm việc và chăn thả

Bà con cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo của cơ quan chính quyền địa phương để có kế hoạch cụ thể chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm. Đối với những hộ chăn thả gia súc trong rừng phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét. 

Không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại (khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 12oC); áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nhất là đối với gia súc già yếu, gia súc non. Do vây, khi rét đậm, rét hại phải nhốt gia súc, gia cầm tại chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và không tắm cho gia súc.

Đối với gia cầm thả vườn, đồi, thực hiện nuôi nhốt, sưởi bằng bóng điện công suất lớn để đảm bảo giữ ấm những ngày giá rét.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, thức ăn có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Cần chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh (phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua thức ăn xanh), cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc, việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp chúng sinh nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn.

Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với trâu, bò già, yếu, gia súc non để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn (cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê...) và cung cấp với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể ví dụ như trâu bò 300 kg thì cho ăn 30 kg cỏ xanh hoặc cỏ ủ.; đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, bột sắn, cám gạo... (khoảng 0.5-1 kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước uống cho trâu bò hàng ngày khi nuôi nhốt trong chuồng những ngày rét đậm, rét hại; có thể bổ sung cho trâu bò uống nước ấm có hoà muối với lượng khoảng 5g/100 kg khối lượng cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, có thể cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu, bò (thân cây ngô, cỏ,rơm ủ.)

Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men vi sinh để tăng đề kháng đối với đàn vật nuôi, chăn nuôi theo đúng mật độ cũng như đảm bảo phù hợp nhiệt độ cơ thể từng loại vật nuôi.

4. Phòng bệnh cho vật nuôi

        Định kỳ tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm theo đúng hướng dẫn nhà sản xuất. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyễn Thị Thu Trang - Chi cục Chăn nuôi và Thú y


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4039499
Số người trực tuyến:421
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang