Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
ĐOÀN THANH NIÊN

+A =A -A

Kỷ niệm chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022), 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2022)

Thứ Sáu, Ngày 25/03/2022

 

Chiều ngày 24/3/2022, Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình long trọng tổ chức Chương trình chào mừng Kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022), 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2022).

 

Dự Chương trình kỷ niệm có đồng chí Vũ Nam Tiến - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở; các đồng chí Lãnh đạo Sở; các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở; Đoàn khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Lãnh đạo Công đoàn Ngành; phóng viên Báo Ninh Bình; truyền hình Khuyến nông tham dự viết bài, đưa tin; cùng toàn thể đoàn viên thanh niên đang sinh hoạt tại 14 Chi đoàn trực thuộc Đoàn Sở.

 

 

Đ/c Vũ Nam Tiến tặng hoa chúc mừng

 

Tại chương trình kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022), 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2022)

 

 

Các đồng chí Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở

 

Diễn văn nêu rõ, Ninh Bình là vùng đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, giàu truyền thống văn hóa, là mảnh đất thiêng, từng là Kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta, là nơi phát tích của 3 vương triều: Đinh, Tiền Lê và Lý. Đặc biệt, năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng, xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Trải qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật đó là:

 

- Về Nông nghiệp: Từ một tỉnh nhỏ, thiếu lương thực, thực phẩm, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từng bước đã xây dựng được nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại đảm bảo được an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng trong mọi tình huống.

 

 Trong cơ cấu nội bộ ngành, có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng đó là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các con nuôi đặc sản. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ-, nâng cao trình độ thâm canh do đó diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm đều tăng, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn phục vụ tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và dần hướng tới xuất khẩu.

 

+ Trồng trọt: phát triển ổn định; năng suất và chất lượng lúa tăng lên, diện tích trồng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao được mở rộng, an ninh lương thực được đảm bảo. Năm 2021, diện tích lúa đặc sản, chất lượng cao đạt 72,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất lúa bình quân đạt 61,22 tạ/ha, tăng gấp 2,4 lần so với năm 1992. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần trồng lúa.

 

+ Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, từng bước áp dụng hình thức sản xuất gia trại, trang trại theo hướng hiện đại, quy mô lớn hiệu quả; đã hình thành các vùng, cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo chuỗi giá trị.

 

+ Thủy sản: có bước phát triển vượt bậc cả nước ngọt và mặn lợ, tăng mạnh về diện tích, năng suất và giá trị trở thành mũi nhọn của ngành; hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh, siêu thâm canh hiệu quả cao; đã sản xuất được các con giống đặc trưng, đặc hữu của tỉnh.

 

+ Lâm nghiệp duy trì ổn định, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; đẩy mạnh chính sách khoán rừng, bảo vệ diện tích các loại rừng.

 

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cho nông dân có nhiều đổi mới, tạo nên bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi. Kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ khắc phục khôi phục hậu quả thiên tai, tạo niềm tin, động lực và là nền tảng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

 

- Về Nông dân: Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên, nhất là vùng miền núi, ven biển khó khăn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai đúng hướng. Công tác giảm nghèo được quan tâm, đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 96%; 100% người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; 100% người nghèo và cận nghèo được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 48,53 triệu đồng/người/năm; đời sống của người dân nông thôn đã dần tiệm cận với các vùng đô thị. An ninh chính trị, trật tự an toàn ở nông thôn được giữ vững. Vị thế của người nông dân được nâng cao.

 

- Về Nông thôn: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại. Từ hệ thống điện, đường, trường, trạm, đến hệ thống thủy lợi được đầu tư, nâng cấp theo hướng đa mục tiêu: vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ dân sinh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, vừa phòng chống thiên tai.

 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng, cả hệ thống chính trị vào cuộc và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 117/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có 5/7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Năm 2022 toàn tỉnh sẽ có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉnh Ninh Bình phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2024.

 

Trong giai đoạn tới Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định: Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là không gian chính gắn với tài nguyên thiên nhiên, nền tảng văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Do đó để đảm bảo vai trò, vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

 

Về nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường. Phát huy lợi thế, hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên đất, nước, không khí, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa) và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Về nông thôn: Xây dựng nông thôn văn minh, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, đời sống cơ bản có chất lượng tiến gần đô thị; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, an ninh trật tự được giữ vững; phát triển môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế nông thôn đa dạng, chủ động tạo sinh kế nông thôn từ hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm chính thức, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn, thành thị và giảm di cư lao động ra các thành phố lớn.

 

Về nông dân: Xác định cư dân nông thôn là chủ thể, trung tâm và được hưởng lợi chính từ thành quả của các hoạt động phát triển nông thôn. Đổi mới hình thức hoạt động của các tổ chức của nông dân đảm bảo thực chất, hiệu quả; hỗ trợ đào tạo, trao quyền cho người dân để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quản lý tài nguyên môi trường; phát huy nội lực, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các điều kiện phát triển và hưởng thụ phúc lợi xã hội.

 

 

Đoàn viên thanh niên Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Cũng trong lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Hải Dương - Bí thư Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động phong trào thi đua lập thành tích trong phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

 

Đoàn viên thanh niên tham gia thi đấu kéo co

 

 

Đoàn viên thanh niên tham gia thi đấu nhảy bao bố

 

Sau mít tinh kỷ niệm, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hoạt động thể dục thể thao chào mừng 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022), 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2022): kéo co, nhảy bao bố giữa các đội tuyển, chi đoàn. Hoạt động đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia và cổ vũ.

 

 

 

 

 

 

 

Người viết bài: Ngô Thị Mai


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Đoàn Thanh niên Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình tổ chức trồng rừng phòng hộ ven biển bảo vệ môi trường, bảo vệ đê biển, ứng phó biến đổi khí hậu tại đê biển huyện Kim Sơn
Đại hội Liên chi đoàn Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật và Chăn nuôi – Thú y, nhiệm kỳ 2024-2027
Giải bóng đá đoàn Thanh niên Sở nông nghiệp và PTNT Ninh Bình chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Giải bóng đá đoàn Thanh niên sở nông nghiệp và PTNT Ninh Bình chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn thanh niên Sở nông nghiệp và PTNT chào mừng kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3984838
Số người trực tuyến:112
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 11 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 11 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang