NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

+A =A -A

Hội nghị đối thoại Doanh nghiệp, Hợp tác xã năm 2022

Chủ nhật, Ngày 17/04/2022
Ngày 14/4/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đối thoại Doanh nghiệp, Hợp tác xã năm 2022.

Đồng chí Vũ Nam Tiến chỉ đạo Hội nghị

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; và gần đây là tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina làm hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, HTX gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX dần phục hồi phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới, theo định hướng mới. 
Tham dự Hội nghị có đồng chí Vũ Nam Tiến - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; các đồng chí Lãnh đạo Sở; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố; trên 100 Đại biểu Doanh nghiệp nông nghiệp, HTX nông nghiệp, HTX ngành hàng; Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình; Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Ninh Bình; Báo nhân dân thường trú tại Ninh Bình dự và đưa tin hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị đồng chí Vũ Nam Tiến nhấn mạnh: Doanh nghiệp và HTX lĩnh vực nông nghiệp có vai trò rất lớn, được đánh giá là động lực nòng cốt trong phát triển chuỗi giá trị nông sản và luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển. Những năm qua, lực lượng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ngày càng tham gia sâu rộng đầu tư vào nông nghiệp thông qua các hình thức cung ứng vật tư đầu vào, liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản,…góp phần nối dài chuỗi giá trị nông sản và tạo ra giá trị gia tăng. Nhiều năm nay không có hiện tượng giải cứu nông sản sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh doanh nghiệp còn có 343 HTX, trong đó có 131 HTX chuyên ngành và có 307 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất, đại diện cho xã viên tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp nông nghiệp trong tiêu thụ nông sản,..
Vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp và HTX lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp nhiều kết quả quan trọng vào sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh. 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong những năm qua mối liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp với HTX chưa nhiều, chưa bền vững và đang gặp phải rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và tình hình thế giới. 
Trong phần đối thoại, hội nghị đã lắng nghe kiến nghị, đề xuất chính đáng từ doanh nghiệp, HTX. Các ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết nêu những khó khăn, vướng mắc tập trung vào các nhóm vấn đề chính: Các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, đất đai; vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; các kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách cho giai đoạn tới…
 


Các đại biểu phát biểu ý kiến
 
 
Giải đáp các kiến nghị của Doanh nghiệp, HTX đại diện lãnh đạo Sở, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở đã trả lời trực tiếp vào vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm, nêu rõ có giải quyết được không. Riêng đối với những vấn đề phức tạp, cần thời gian để rà soát, nghiên cứu và cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành Sở sẽ trả lời doanh nghiệp, HTX bằng văn bản. 
 
 

Đại diện lãnh đạo Sở giải đáp kiến nghị của doanh nghiệp
 
Đại diện lãnh đạo Sở giải đáp kiến nghị của doanh nghiệp
 
 
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Vũ Nam Tiến chỉ rõ: Để nông nghiệp phát triển một cách bền vững trước những khó khăn của dịch Covid-19, thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tình hình thế giới phức tạp thì ngành nông nghiệp cần phải cần giải quyết tốt 5 nút thắt đó là:
Thứ nhất: Về đất đai: Hoàn thiện chính sách đất đai trên cơ sở thị trường quyền sử dụng đất như quyền tài sản với nguyên tắc vận hành thuận lợi, chi phí giao dịch thấp, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp đạt thu nhập cao; người dân dễ dàng chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, thế chấp trong thị trường giao dịch thống nhất. Hỗ trợ các nông dân sản xuất hiệu quả tích tụ đất nông nghiệp làm trang trại. Hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mua, thuê hoặc nhận vốn góp bằng đất nông nghiệp của các hộ nông dân.
Thứ hai: Về nguồn lực:  Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái...Mở rộng các loại tài sản thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá theo thị trường cho các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp (trang trại, nhà kính, nhà màng, hệ thống tưới,...) để đảm bảo vay vốn ngân hàng. Thực hiện cơ chế cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, gắn tín dụng sản xuất, cho vay đầu tư, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác; có quỹ ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản chế biến, dịch vụ logistics, hạ tầng thương mại, khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. 
Thứ ba: Lao động: Lao động cần phải được đào tạo. Đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, quản lý trách nhiệm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh,... Xây dựng chương trình đào tạo “nông dân chuyên nghiệp”, “lao động tay nghề cao”.
Thứ tư: Đầu ra cho sản phẩm: Tăng cường liên kết sản xuất giữa các tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong tất cả các khâu sản xuất. Tăng cường liên kết sản xuất để hỗ trợ, phối hợp sản xuất, chuyển đổi hình thức sản xuất tiêu thụ thụ động sang sản xuất tiêu thụ theo hợp đồng, thúc đẩy chuyển giao và áp dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giao Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại tổ chức hội nghị liên kết tiêu thụ sản phẩm cho Doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh.
Thứ năm: Môi trường: Tình trạng sản xuất tự phát, lạm dụng hóa chất, xử lý chất thải, chưa tận dụng được chất thải để tái sử dụng trong sản xuất. Do đó, cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, tuần hoàn gắn với du lịch nông thôn. Cụ thể là áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, hữu cơ, GAP,…
Với phương châm “sức khỏe của doanh nghiệp, HTX là sức khỏe của ngành nông nghiệp”. Để góp phần vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay cho doanh nghiệp, HTX thì sự chia sẻ tâm tư, nguyên vọng của doanh nghiệp, HTX với cơ quan quản lý nhà nước cũng như tìm tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và HTX, giữa các HTX để cùng nhau hợp tác, phát triển là rất quan trọng. Các ý kiến đề xuất từ doanh nghiệp, HTX sẽ là cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp tỉnh có các giải pháp tháo gỡ, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả hơn. Ngành nông nghiệp Ninh Bình cam kết đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp; ghi nhận kiến nghị, đề xuất chính đáng từ doanh nghiệp, HTX và báo cáo cấp có thẩm quyền những kiến nghị, đề xuất vượt thẩm quyền của Sở./.
 
Người viết :Phạm Thị Nhung

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695557
Số người trực tuyến:29
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn