Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Tuyên truyền phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo

Thứ Hai, Ngày 13/03/2023

     Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 95-97%), sau đó là mèo. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, vào người, virus từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Virus xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Người và động vật bị mắc bệnh dại đều dẫn đến tử vong. Tỷ lệ chết của bệnh gần như là 100%. Những ca tử vong do dại là một trong những tử vong đau thương nhất vì khiến cho người bệnh đau đớn và tỉnh táo đến lúc chết, ngoài ra còn để lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho người thân và cộng đồng.

      1. Các triệu trứng của bệnh dại:

     - Thời kỳ đầu con vật thay đổi thói quen, trở nên lo lắng, bứt dứt, giận dữ, có khi bỗng trở lên vui vẻ, quấn quýt với chủ. Con vật ăn uống bình thường, chỉ hơi sốt nhẹ. Sau đó là thời kỳ kích thích. Con vật có biểu hiện hoảng loạn, kêu la, chạy nhảy điên cuồng, vồ bóng, vồ mồi, bỏ ăn, nước dãi chảy nhiều, lông khô. Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn dữ dội, mắt dỏ ngầu, chảy dãi, xùi bọt trắng như xà phòng quanh mép không còn cảm giác, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ để cắn xé một cách tàn bạo, sợ nước, sợ gió. Chó bỏ ăn hay nhai nuốt bất kể vật gì mà nó nhìn thấy.

 

     - Thể bại liệt: Con vật biểu hiện buồn bã, bồn chồn ăn ít hay bỏ ăn, thích nằm yên trong những chỗ tối (Góc nhà, gầm tủ, gầm giường) gầy sút nhanh chóng. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm không tự há mồm ra được nhưng nước bọt vẫn chảy quanh mép. Chó chết sau 3-5 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn, thể dại này rất nguy hiểm do khó nhận biết

     2. Phương pháp theo dõi và xử lý khi chó, mèo xuất hiện các biểu hiện bất thường:

     Khi phát hiện chó, mèo có các biểu hiện bất thường như: Bỗng nhiên trở nên hung dữ cào, cắn người hay động vật khác một cách vô cớ, có các biểu hiện như các triệu trứng của bệnh dại đối với chó, mèo thì chủ vật nuôi phải báo ngay nhân viên thú y phường, xã, trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp huyện hoặc phòng kinh tế thành phố; đồng thời nhốt riêng chó, mèo nghi mắc bệnh để theo dõi trong vòng 21 ngày.

     Chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin dại không được nhốt chung chuồng với chó, mèo dại, nghi mắc bệnh dại.

     3. Các biện pháp phòng chống bệnh dại:

     Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ chó, mèo trên địa bàn tỉnh. Vắc xin phòng dại là loại vacin tế bào vô hoạt Rabicin tiêm cho chó, mèo đang nuôi khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, có độ tuổi từ 2 tháng trở lên. Liều tiêm 01ml/con, Việc Tiêm phòng dại cho chó mèo nhiều năm sẽ tạo nên vành đai miễn dịch an toàn và khép kín, phòng tránh cho con người tránh xa bệnh dại.

     Đối với người: khi bị Chó, mèo nghi bị dại cắn: Cần rửa vết thương bằng xà phòng, sau đó dùng rượu hay cồn rửa lại, đến ngay cơ sở y tế tiêm phòng vắc xin và kháng huyết thanh dại trong vòng 10 ngày.

     - Đối với người nuôi chó, mèo thực hiện nghiêm túc “5 không” :

     + Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương;

     + Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại;

     + Không nuôi chó thả rông;

     + Không để chó cắn người;

     + Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm

     Vì an toàn tính mạng và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà cũng như của chính mình, hãy triệt để tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh dại cho người.

Nguyễn Thị Thu Trang - Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Tuyên truyền phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bài viết: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình Tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật, kiểm soát vệ sinh thú y, nâng cao năng lực thú y năm 2025.
Tăng cường công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường đợt 1 và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân Hè năm 2025
Triển khai các nội dung duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình
Tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4182139
Số người trực tuyến:58
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang