Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Tuyên truyền phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba, Ngày 11/04/2023

     Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm cao, mưa phùn nhiều ngày đã làm cho các loại dịch bệnh phát sinh trong đó có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), bệnh DTLCP đang tái phát trêm địa bàn tỉnh tại 03 huyện Gia Viễn, Yên Mô, TP.Ninh Bình.

     1. Đường truyền lây

     Bệnh DTLCP là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh...

     2. Triệu chứng, bệnh tích:

     Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

     Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

     Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5- 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợi thích nằm chỗ có bóng rẫn hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn Châu Phi trong suốt cuộc đời.

     Thể á cấp tính: Lợn biểu hiện triệu chứng sốt nhẹ; hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, ho khó thở, viêm khớp, đi lại khó khăn, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.

     3. Các biện pháp phòng, chống dịch

     Hiện nay vắc xin phòng bệnh đang trong quá trình thử nghiệm, chưa có trên thị trường và chưa có thuốc điều trị được bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh DTLCP tái phát, lây lan trên địa bàn toàn tỉnh là rất cao. Để chủ động phòng chống bệnh DTLCP, đề nghị mỗi người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

     3.1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như:

     - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn gồm: vắc xin tụ huyết trùng, vắc xin Lở mồm long móng, vắc xin đóng dấu và một số loại vắc xin khác theo thực tế của từng địa phương.

     - Định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh bằng hóa chất và vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh; Vôi bột được sử dụng rắc xung quanh chuồng nuôi và các lối đi lại trong khu vực chăn nuôi.

     - Nhập nuôi đàn lợn khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch; Thực hiện nuôi cách ly trước khi nhập đàn; Quản lý chặt chẽ đàn lợn, không nuôi thả rông, hạn chế cho người vào thăm chuồng trại; Khi vào chuồng trại phải vệ sinh khử trùng tiêu độc và mang bảo hộ.

     - Sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, được vệ sinh sạch sẽ và đủ số lượng cho đàn lợn ăn.

     - Nuôi đúng mật độ, chuồng nuôi khô ráo, không bị gió lùa; đảm bảo ấm về mùa đông và mát về mùa hè;...

     3.2. Thực hiện tốt 05 không trong phòng chống dịch:

     - Không giấu dịch;

     - Không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;

     - Không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;

     - Không vứt lợn ốm, lợn chết ra ngoài môi trường;

     - Không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn.

     3.3. Khi xuất hiện có lợn ốm, chết trong đàn cần báo ngay cho Nhân viên Thú y xã hoặc chính quyền địa phương để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

Nguyễn Thị Thu Trang - Chi cục Chăn nuôi và Thú y


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Tuyên truyền phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bài viết: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình Tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật, kiểm soát vệ sinh thú y, nâng cao năng lực thú y năm 2025.
Tăng cường công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường đợt 1 và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân Hè năm 2025
Triển khai các nội dung duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình
Tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4182202
Số người trực tuyến:61
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang