Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
TIN HOẠT ĐỘNG SỞ

+A =A -A

Vai trò của liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp và những chủ trương, định hướng của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua

Thứ Năm, Ngày 09/11/2023

     Trong bối cảnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc tìm kiếm những không gian phát triển ở cấp vùng, cụm vùng và tiểu vùng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm giúp các địa phương và cả nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế sắp tới. Việc đẩy mạnh liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP đóng vai trò quan trọng. Qua đó góp phần ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung sản phẩm, hạn chế tổn thất cho nông dân, thích ứng với các diễn biến nhu cầu thị trường. Ngoài ra, liên kết vùng cũng góp phần hỗ trợ các đơn vị, HTX sản xuất quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối biết để ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa; Đẩy mạnh kết nối với các bộ phận thu mua của các kênh phân phối nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa.

Bến thuyền Tràng An - Ninh Bình

     Là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam với hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và canh tác nông nghiệp. Cho nên, trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay sẽ thấy việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, liên kết vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị nông sản cần phải đóng vai trò chủ chốt để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định về đầu ra, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản Việt. Cùng với đó, trong năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.

     Ninh Bình là tỉnh nằm cửa ngõ cực Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, với vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ và nằm giao thoa giữa 3 vùng kinh tế: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung; có vị trí thuận lợi, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn và việc góp sức phát triển liên kết vùng. Thời gian qua Ninh Bình đã tận dụng tối đa các cơ hội, điều kiện thuận lợi có được từ sự quan tâm lớn của Trung ương, thúc đẩy liên kết với các tỉnh, thành phố, phát triển đa lĩnh vực để cải thiện vị thế địa kinh tế, đưa Ninh Bình sớm trở thành trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng; cùng các địa phương đưa vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng kinh tế động lực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Chùa Bái Đính - Ninh Bình

     Là vùng đất cố đô, địa linh nhân kiệt, thiên nhiên ưu đãi, giữ vị trí chiến lược của vùng Đồng bằng sông Hồng, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là giai đoạn 30 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh kinh tế thuần nông, quy mô nhỏ, tăng trưởng chậm, Ninh Bình đã đột phá đi lên, tăng trưởng cao, tự cân đối ngân sách, tạo ra 3 trụ cột nền tảng, cơ bản cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong giai đoạn tới là “Trung tâm du lịch quốc gia và khu vực với mục tiêu phát triển theo chiều sâu, lấy yếu tố xanh, văn hóa làm nòng cốt, cung cấp các sản phẩm đậm bản sắc Ninh Bình; động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đi đôi với bảo vệ môi trường là Công nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao và trụ cột phát triển nông nghiêp, xây dựng nông thôn mới bền vững với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước”. Để phát triển 3 trụ cột trên (về du lịch, công nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới bền vững) thì vai trò của khu vực kinh tế tập thể, HTX với tư cách là một thành phần kinh tế là hết sức quan trọng, đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thịt dê Minh Đức

     Hiện nay, Ninh Bình có 2 Liên hiệp HTX gồm Liên hiệp sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Ninh Bình và Liên hiệp HTX dê Ninh Bình; 496 HTX. Trong đó có trên 60 HTX, 02 LHHTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, một số HTX ứng dụng công nghệ cao, liên kết vùng trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với HTX, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị đã tạo nên các sản phẩm mang giá trị hàng hóa, sản phẩm đạt tiêu chí quốc gia (OCOP), chất lượng, thương hiệu được nâng lên, quan tâm công đoạn bảo quản, chế biến, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm…Với mục tiêu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo liên kết chuỗi và liên kết vùng thì khu vực kinh tế tập thể, HTX đóng vai trò là ‘hạt nhân’, chủ chốt để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định về đầu ra, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay.

 

Tảo xoắn Spirulina của HTX Nông nghiệp CNC Tảo Việt - TP Tam Điệp

     Bên cạnh đó, muốn liên kết vùng hiệu quả cần xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh ở vùng, yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm. Một khi có cơ sở dữ liệu chung thì sẽ rất thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng. Bởi, khi bàn về tính liên kết, ông cha ta thường nói “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”, “muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Nếu có sự liên kết vùng một cách thực chất và hiệu quả hơn thì kinh tế của các địa phương sẽ “cất cánh”, từ đó đời sống bà con nông dân giàu mạnh, và chính các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp cũng lớn mạnh hơn.

Ngô Thị Mai - Phòng Nghiệp vụ tổng hợp


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4185859
Số người trực tuyến:23
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang