KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ

+A =A -A

Khuyến nông với các TBKT trong chăn nuôi

Thứ Ba, Ngày 19/12/2023

       Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động Khuyến nông. Trong 30 năm qua, với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyển giao, với lực lượng cán bộ nòng cốt có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, Khuyến nông Ninh Bình đã ghi được nhiều dấu mốc quan trọng trong công tác đưa TBKT giúp nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi trong tỉnh.

       Kết quả công tác khuyến nông chăn nuôi đó là những TBKT về công tác về giống, chuyển đổi phương thức chăn nuôi và ứng dụng công nghệ sinh học. Sự thành công từ các mô hình cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò được triển khai đồng loạt ở tất các các địa phương với đồng bộ các giải pháp. Đóng góp quan trọng cho ngành NN của tỉnh là là công cuộc Sind hóa, Zebu hoá để cải tạo tầm vóc đàn bò địa phương, xuyên suốt từ năm 1995 đến nay, các mô hình khuyến nông chuyển giao bò đực giống, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo đưa tinh bò nhập ngoại, chất lượng cao Bladman, laisind để thực hiện cải tạo tầm vóc đàn bò đia phương. Đặc biệt những năm gần đây, trung tâm đã liên tục thử nghiệm và chuyển giao thành công các giống bò nhập ngoại có tiềm năng, năng suất thịt cao như bò BBB với trọng lượng Bê sơ sinh đạt bình quân 30 kg/con, cao hơn bê địa phương 8-12kg, Bò đực trưởng thành đạt 400 – 600 kg/con (Bò Laisind, Bradman là 300 – 350kg), tăng trọng nhanh 25 – 30 kg/tháng, tỷ lệ xẻ thịt cao trên 52%, cao hơn bò địa phương 10-15%. Bước đầu thử nghiệm triển khai các giống bò có chất lượng thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như Bò Cobe, Bò Hmông. Chương trình đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển, đến năm 2023 tổng đàn bò toàn tỉnh đạt trên 35 nghìn con, trong đó tỷ lệ lai đạt > 85% tổng đàn.

          Để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên phát triển bền vững đàn dê, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt dê phục vụ phát triển du dịch, đơn vị đã xây dựng chương trình cải tạo đàn dê theo từng giai đoạn. Thời gian đầu là sử dụng dê lai Bách Thảo đây là giống dê kiêm dụng sữa và thịt để phối cho Dê cỏ địa phương tạo đàn cái nền lai Bách Thảo; Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm tập trung vào chuyển giao giống Dê lai Boer là giống có đặc điểm nổi bật tăng trọng nhanh, cho sản lượng thịt cao góp phần cải tạo nhanh chóng tầm vóc đàn dê theo hướng thịt. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của đàn dê lai Boer F1 cao hơn 25%, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 10-15% so với dê bản địa. Chất lượng thịt mềm, thơm ngon, hiệu quả kinh tế tăng 10%. Chương trình đã góp phần nâng tổng đàn dê trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 22.000 con, trong đó dê lai chiếm >75% tổng đàn. Cùng với sự thành công trong cải tạo tầm vóc đàn bò, năm 2022, trung tâm bắt đầu thực hiện chương trình cải tạo đàn trâu địa phương. Mô hình bước đầu cho kết quả khả quan, làm cơ sở từng bước giảm thực trạng phối giống cận huyết, góp phần duy trì và phát triển hiệu quả đàn trâu địa phương.

       Chương trình phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường được triển khai có hiệu quả. Trong nhiều năm, Trung tâm đã chuyển giao thành công, xây dựng được chuỗi liên kết trong chăn nuôi thỏ từ cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y) đến bao tiêu thỏ thương phẩm. Từ đó hình thành vùng nguyên liệu thỏ ổn định cung cấp cho các Công ty có nhu cầu sản phẩm trong đó có Công ty Nippon Nhật Bản.

       Chương trình phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học, phát huy lợi thế vùng gắn với quy mô lớn, hàng nghìn con/hộ được triển khai có hiệu quả, góp phần từng bước xây dựng thương hiệu gà đồi Cúc Phương phục vụ cho phát triển du lịch với các giống gà năng suất, chất lượng cao như Gà rừng lai, rilai, J-DABACO, gà Đông Tảo lai. Song song với đó, thực hiện chủ trương phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tạo dòng thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường, bước đầu đơn vị đã chuyển giao thành công mô hình chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ, sử dụng thức ăn tự phối trộn bằng nguyên liệu sạch sẵn có như cám gạo, cám ngô, nguyên liệu thô xanh như cỏ, ngô sinh khối, trà xanh; chủ động phòng bệnh bằng kháng sinh tự nhiên; sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với gà nuôi ATSH từ 8 – 10 %.

       Các mô hình chăn nuôi lợn sử dụng công nghệ cao, nuôi trong chuồng kín, có sự kiểm soát về nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ về dịch bệnh khẳng định hiệu quả rõ nét, lợn nuôi chuồng kín sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, tăng trọng nhanh đạt bình quân 25 kg/tháng, từ đó hạn chế rủi ro, tạo tính bền vững và ổn định trong chăn nuôi lợn.

       Đặc biệt, chất thải trong chăn nuôi được ứng dụng công nghệ xử lý mới đó là sử dụng hệ thống hầm Biogas, việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ phát sinh ô nhiễm và làm phát thải khí nhà kính khổng lồ. Áp dụng công nghệ khí sinh học biogas vào xử lý chất thải hữu cơ là một tiến bộ kỹ thuật tạo ra giá trị đa lợi ích, không những giảm lượng phát thải khí nhà kính phát sinh, xử lý được ô nhiễm môi trường, mà còn tạo ra khí biogas. Khí biogas được sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, củi, rơm rạ...) và để sản xuất điện năng thắp sáng, mang lại những hiệu quả về kinh tế và góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe của người dân. Hiện nay, đơn vị chuyển giao công nghệ áy ép  máy ép tách phân xử lý môi trường cho các trang trại chăn nuôi lớn, tạo nguồn phân ép chất lượng cao để phục vụ trồng trọt theo hướng hữu cơ và hữu cơ đặc biệt tạo nguồn nguyên liệu đưa vào nuôi giun quế để từng bước hướng tới sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

       Với những con số về tổng đàn, về sản lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỉ lệ đẻ…của ngành chăn nuôi đã đạt được trong thời gian qua, có thể nói Khuyến nông Ninh Bình đã và đang từng bước góp phần phát triển giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Tỉnh nhà, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

Nguyễn Thị Hồng - Trung tâm Khuyến nông


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3698480
Số người trực tuyến:20
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn