Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Bệnh suyễn lợn (Bệnh viêm phổi địa phương)

Thứ Tư, Ngày 21/02/2024

      Bệnh suyễn lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương - là một bệnh truyền nhiễm hô hấp ở lợn do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Với đặc điểm tiến triển chậm, thể mạn tính, lợn bệnh ho khan, tỷ lệ chết thấp, nhưng thiệt hại về kinh tế lớn do giảm năng suất chăn nuôi, lợn còi cọc, chậm lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và chi phí thuốc thú y cao.

  Lợn ở mọi lứa tuổi đều mắc, nhưng lợn con cảm nhiễm mạnh, lợn lớn đề kháng cao hơn, nhưng trở thành vật mang và thải trùng kéo dài nhiều năm.
Nguyên nhân sinh bệnh suyễn lợn (heo)
 Mầm bệnh phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém và trên những cơ thể có sức đề kháng thấp nên tỷ lệ bệnh thường cao hơn vào mùa xuân và mùa đông, vào lúc thời tiết thay đổi.
 Mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí với khoảng cách 3 - 3,5 km. Bệnh suyễn lợn xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo nhưng chủ yếu ở heo con lúc 6 tuần tuổi trở lên.
 Thiệt hại kinh tế do bệnh suyễn lợn MH gây ra
 Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao (97% trang trại trên thế giới nhiễm bệnh) nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh suyễn lợn rất thấp nếu không có mầm bệnh kế phát khác (3-10%) nên thiệt hại do tỷ lệ chết là không đáng kể.
  Tuy nhiên, Bệnh suyễn lợn MH lại chính là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể heo thông qua đường hô hấp và gây ra các thiệt hại trầm trọng khác.
  Bên cạnh đó, bệnh suyễn heo đa phần là ở dạng mãn tính.Tức là heo sẽ không chết ngay mà chỉ giảm tăng trọng trong khi vẫn tiêu tốn thức ăn như bình thường đồng thời kéo dài thời gian nuôi làm tăng chi phí sản xuất.
Theo thống kê, cứ mỗi 10% phổi bị viêm thì tốc độ tăng trọng giảm 37 g mỗi ngày. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm, lợi nhuận thu được cũng vì đó mà giảm theo.
Đường truyền lây
  Khi heo khỏe tiếp xúc với heo ốm, mầm bệnh từ heo ốm thông qua đường hô hấp ra ngoài môi trường (ho, thở, hắt hơi) sau đó lại theo đường hô hấp đi vào cơ thể heo khỏe.
  Lúc này, nếu cơ thể heo có sức đề kháng yếu kết hợp với số lượng mầm bệnh nhiều thì bệnh có thể phát luôn hoặc ở dạng ẩn tính trong vòng 11 ngày. Nếu số lượng mầm bệnh vừa phải, thời gian ủ bệnh là 4-6 tuần. Nếu số lượng mầm bệnh thấp, bệnh sẽ ở dạng mãn tính và không biểu hiện triệu chứng.
 
Heo thở thể bụng, ngồi như chó để thở
Giai đoạn đầu xuất hiện ho khan, thở khò khè, sốt nhẹ ở heo sau cai sữa 2 tuần tuổi. tiến triển nặng ở 12- 14 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm cao nhưng tỷ lệ chết thấp.
Ho kéo dài vài tuần đến vài tháng. Heo thường ho lúc sáng sớm và chiều tối.
Đối với chuồng trại thông thoáng kém, nhiều bụi,.. thường làm heo bội nhiễm kế phát nhất là ở heo thịt.
Heo thở thể bụng, tư thế thở giống chó ngồi.
Bệnh suyễn heo thường làm heo kém ăn, tăng trưởng chậm, không hiệu quả chăn nuôi, tăng tỷ lệ còi cọc và chết sau cai sữa.
 * Mẹo nhỏ phát hiện heo bệnh:
Khua đuổi heo cho chúng đứng dậy và vận động trong chuồng hay ngoài sân chơi, những con bị bệnh sẽ đứng 1 chỗ và ho từng hồi dài → ta có thể dễ dàng nhận ra chúng.
Bệnh tích
Phổi viêm đối xứng
 
Phổi viêm đối xứng giữa thùy đỉnh và thùy tim, ranh giới viêm rõ ràng.
Ở thể cấp tính có viêm phổi cata, vùng gan hóa đối xứng, lòng phế quản nhiều dịch.
Thể mạn tính phổi nhục hóa đặc, cứng, sậm màu như màu thịt. Sau 10-30 ngày vùng nhục hóa chuyển màu vàng như màu tụy tạng.
Phòng bệnh 
An toàn sinh học (ATSH) là biện pháp trước tiên: vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc định kỳ; kiểm soát giảm nồng độ NH3, H2S chuồng nuôi; mật độ nuôi vừa phải, chống nóng, lạnh, gió lùa; cách ly lợn mới nhập; cần thường xuyên lau chùi các bề mặt, thay mới lót chuồng, giữ cho môi trường bớt ẩm ướt, tránh tình trạng ứ đọng nước.
Kiểm soát quản lý thức ăn: cần đảm bảo cho heo được cung cấp đầy đủ và đúng loại thức ăn. Cần kiểm soát chặt chẽ việc cho heo ăn thừa hay ăn uống không đúng cách để tránh bệnh suyễn heo.
Tăng cường theo dõi sức khỏe của heo: Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh suyễn heo xuất hiện, cần phải liên hệ ngay với bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị kịp thời.
 
Tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn cho lợn
 
          Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn heo cho tất cả lợn mọi lứa tuổi là biện pháp chủ động tích cực, hiệu quả, tiết kiệm nhất để phòng và kiểm soát bệnh.
 
Đặng Thị Cúc - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình
 
 
 
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3812379
Số người trực tuyến:52
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn