LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Hành động vì khí hậu - Hành động vì tương lai

Thứ Hai, Ngày 11/03/2024

 

Trồng rừng ngập mặn ven biển chống biến đối khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vị trí giáp biển trong tất cả các mùa với bờ biển dài trên 3.260km, với vị trí địa lý đặc thù Việt Nam là một trong những nước bị tác động của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới. Hệ quả của biến đổi khí hậu là nước biển dâng, xâm nhập mặn dẫn đến diện tích lớn Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ sẽ bị nước biển nhấn chìm; lũ lụt, sụt lún đất, nắng nóng, lượng mưa giảm, hạn hán...đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cựu đến sự phát triển kinh tế không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn các lĩnh vực khác như xây dựng, du lịch, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho con người...ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu gần đây nhất vào đầu năm 2024 tại Việt Nam là cháy rừng tại Vườn quốc Gia Hoàng Liên do khô hạn, nắng nóng đến sớm và kéo dài tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, rét đậm, rét hại kéo dài tại Bắc Bộ. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến không chỉ một lĩnh vực, một vùng, một lãnh thổ mà tác động tới đời sống xã hội toàn cầu do đó: “Hành động vì khí hậu - Hành động vì tương lai”. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể góp sức mình hành động vì khí hậu, mỗi hành động nhỏ của bạn, của tôi vì khí hậu ngày hôm nay chính là hành động vì tương lai của chính chúng ta và thế hệ mai sau. 
Hành động vì khí hậu chính là giảm thiểu và ngăn chặn nguyên nhân làm biến đổi khí hậu Trái Đất, đó chính là: Cùng tổ chức hoạt động “Tắt đèn và tắt
các thiết bị điện không cần thiết” từ 20h30 đến 21h30 ngày 30 tháng 3 năm 2024 (Thứ Bảy); duy trì thường xuyên, liên tục thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm gắn với bảo tồn tài nguyên năng lượng từ sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất nông ngư nghiệp cho đến tiêu thụ tại hộ gia đình nhằm cân bằng giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu chuyển đổi tối đa sang năng lượng tái tạo. Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước bởi nước đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định, thịnh vượng của thế giới, nước có thể là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau. Dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động vì khí hậu là vấn đề toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu. Trồng rừng, trồng cây xanh... các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.
 
Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình
 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3697742
Số người trực tuyến:28
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn