Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Mỗi người đều có thể góp phần phục hồi đất bị suy thoái

Thứ Năm, Ngày 16/05/2024

 

Trồng rừng ven biển Kim Sơn

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Một trong những hoạt động do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị để hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 là “Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng”.

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, rừng không chỉ là tư liệu sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh; rừng còn là môi trường sống của con người khi tạo ra oxy, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, chống thiên tai, bão, lũ; điều hoà nước, chống hạn hán…các yếu tố trên đảm bảo cho sự sống và bảo vệ sức khoẻ của con người do đó mất rừng con người không chỉ làm tổn thương lá phổi của chính mình, mất rừng đồng nghĩa với mẹ trái đất bị sa mạc hoá và hạn hán ngày càng diễn ra trên diện rộng. Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống xa mạc hoá, có tới 40% đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030).

Với chức năng và nhiệm vụ được giao, trong thời gian quan Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh, không để xảy ra tụ điểm nóng về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trong 5 tháng đầu năm 2024 đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt 08 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp với tổng số tiền thu nộp ngân sách là 72.390.000đ. Ngoài ra Chi cục đã chủ động, kịp thời tham mưu các cấp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Chi cục tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, không lơ là, chủ quan; lực lượng Kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng cho bà con sinh sống gần rừng từng bước nâng cao ý thức phòng cháy rừng của người dân...đến nay đã bảo vệ thành công diện tích rừng hiện có, không có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh.

Công tác phát triển rừng cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Kiểm lâm, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đến hết năm 2023 đã trồng và nghiệm thu 112,6 ha (trong đó trồng mới rừng ngập mặn 92,6 ha và trồng phục hồi 20 ha), diện tích trồng mới và phục hồi rừng tiếp tục được chăm sóc, bảo vệ đến nay cây trồng sinh trưởng phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80% trên toàn bộ diện tích đã trồng. Chi cục Kiểm lâm đã tích cực tham mưu cho các cấp, ban, ngành trong công tác phát triển rừng, ước tính 6 tháng đầu năm 2024 trồng được 650 nghìn cây phân tán các loại đạt 54,6% kế hoạch năm 2024; luỹ kế từ năm 2021 đến nay trồng được 3.925.792 đạt 71,4% kế hoạch giai đoạn 2021-2025; trồng lại sau khai thác 45ha. Trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của  Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất, đất có rừng thì dòng chảy bị chế ngự ngăn chặn được nạn xói mòn nhất là tại các vùng đồi, núi dốc nên lớp đất mặt không bị mỏng và các đặc tính lý hóa, vi sinh vật của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì; rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ; rừng hạn chế dòng chảy trên bền mặt chuyển vào lượng nước ngầm, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối do đó bảo vệ và phát triển rừng là giải pháp hữu hiệu nhất để “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”; bạn và tôi, mỗi người đều có thể góp phần phục hồi đất bị suy thoái thông qua hành động nhỏ của mình, hãy trồng cây ngay từ hôm nay.

Rừng trồng tại Nho Quan

 

Lê Thị Cúc - Chi cục kiểm lâm 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3812301
Số người trực tuyến:53
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn