Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ

+A =A -A

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ BÃO SỐ 3 NĂM 2024 TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thứ Sáu, Ngày 06/09/2024

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng từ đêm ngày 06/9, bão số 03 vào vịnh Bắc Bộ. Từ rạng sáng đến trưa ngày 07/9, tại khu vực ven biển và đất liền các tỉnh Bắc Bộ bắt đầu có gió mạnh. Cao điểm từ chiều ngày mùng 07 đến sáng ngày 08/9 có khả năng mưa to, gió bão mạnh và tỉnh Ninh Bình cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của bão. Để giúp bà con nuôi trồng thủy sản chủ động ứng phó với bão số 03, Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Ninh Bình xin khuyến cáo một số biện pháp ứng phó với cơn bão như sau:

1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra, gia cố bờ ao, cống ao, kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra. Đồng thời bảo trì hệ thống máy móc phụ trợ sản xuất như: quạt
nước, sục khí, máy bơm, máy phát điện…. Chằng, chống nhà cửa, chòi canh, kho chứa thức ăn cho chắc chắn. Khơi thông dòng chảy, phát quang cây xanh bờ ao để hạn chế cành, lá cây rơi xuống ao làm ô nhiễm ao nuôi khi có bão lũ, đồng thời phòng khi gió lớn gây đổ cây vỡ bờ ao.
- Chuẩn bị thêm lượng Oxy hạt để cấp cứu cho con nuôi nếu xảy ra hiện tượng thiếu Oxy cục bộ.
2. Xử lý môi trường và chăm sóc con nuôi thủy sản trong thời gian bão
2.1. Đối với vùng nuôi thủy sản nước ngọt
- Khi có mưa lớn làm nước ao nuôi đục, pH bị giảm đột ngột cần bón vôi
cho ao nuôi với liều lượng 0,7 – 1,0 kg/100 m3 nước để ổn định nước ao.
- Giảm lượng thức ăn cho tôm, cá khi có mưa bão xảy ra để hạn chế ô
nhiễm môi trường.
2.2. Đối với vùng nuôi thủy sản mặn, lợ
- Đối với diện tích nuôi thủy sản chưa đạt cỡ thương phẩm, người 
nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý thủy sản
mùa mưa bão (gia cố bờ bao, đăng cống, máy sục khí, chuẩn bị máy phát điện...)
- Khi có mưa bão xảy ra, mưa lớn sẽ làm độ mặn nước ao nuôi giảm đột
ngột làm thủy sản dễ bị sốc môi trường, dễ cảm nhiễm với bệnh vì vậy trước khi
mưa to cần phải lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao, giữ mực nước trong ao cao nhất. Sau khi mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao bằng cách tháo các cửa phai của cống thoát. 
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường nước trong ao nuôi như Oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm, ... và theo dõi hoạt động của con nuôi, nếu có biểu hiện bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. 
2.3. Đối với vùng nuôi nhuyễn thể tập trung
- Diện tích nuôi ngao chưa đạt kích cỡ thu hoạch, cần tiến hành kiểm
tra, tu bổ lại hệ thống đăng chắn để chống thoát ngao khi mực nước dâng cao.
- Sau mưa bão, ngao thường tập trung vào các góc đăng, chắn, cần tiến
hành san đều ra toàn bãi.
3. Khắc phục sau bão
3.1. Đối với ao
- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; đồng thời tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh.
- Kiểm tra, gia cố bờ ao đảm bảo chắc chắn; nạo vét, khơi thống cống, rãnh, kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra các đợt mưa lớn tiếp theo.
- Thu gom, xử lý rác, thủy sản chết (nếu có) và các chất thải khác trong khu vực nuôi, không để ô nhiễm môi trường; rửa và sát trùng dụng cụ nuôi, bờ ao bằng các loại thuốc sát trùng thông thường (vôi, clorin, TCCA). 
 - Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, pH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100 m2), kết hợp bón vôi cho ao, đầm nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao:
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt: Lượng vôi bón 0,7 - 1,0 kg/100m3 nước;
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước mặn lợ: Lượng vôi bón 2,0 - 3,0 kg/100m3 nước;
- Khi ngừng mưa, nhiệt độ trong nước tăng lên, các chất hữu cơ phân hủy nhanh tạo ra các khí độc như H2S, NH3 trong ao làm tôm, cá dễ bị ngộ độc, cần sử dụng các sản phẩm như Yucca, Zeolite,… để giải phóng khí độc trong ao nuôi. Khi thời tiết ổn định, sử dụng các thuốc như Iodine, BKC,… để diệt khuẩn trong ao nuôi, sau đó sử dụng men vi sinh để cải thiện môi trường và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
- Cần chủ động các thiết bị, hóa chất để tăng cường oxy hòa tan trong nước và đề phòng tình trạng thiếu oxy cục bộ xảy ra như máy quạt nước, máy bơm, sục khí hoặc Oxy (dạng viên hoặc dạng bột).
- Kiểm tra, bảo quản tốt thức ăn cho thủy sản nuôi, tránh bị ẩm mốc; quản lý lượng thức ăn cho ăn, tránh dư thừa.
- Bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho thủy sản nuôi.
- Tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đối với các ao tôm đã thả nuôi cần chú ý kiểm tra, duy trì độ kiềm từ 100 - 120mg/l trở lên bằng cách đánh Dolomite hoặc các loại khoáng tăng kiềm, tránh hiện tượng tụt kiềm làm tôm mềm vỏ; đồng thời theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường khác như pH, DO, NH3,… để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2. Đối với vùng nuôi nhuyễn thể tập trung
- Khi nước thủy triều xuống, tiến hành kiểm tra, tu sửa đăng, chắn.
- Sau mưa bão, ngao thường tập trung vào các góc đăng, chắn. Cần tiến hành san đều ra toàn bãi.
- Chủ động theo dõi, kiểm tra các diễn biến của ngao, thực hiện tốt việc khai thông các vùng nước đọng, tránh hiện tượng ứ nước ngọt cục bộ kéo dài làm chết ngao nuôi./.
 
 
Vũ Thị Hiên - TTKNNB

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4031315
Số người trực tuyến:12
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang