Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ

+A =A -A

Một số biện pháp khắc phục, chăm sóc đàn vật nuôi sau bão lũ

Thứ Hai, Ngày 16/09/2024

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão lũ đối với đàn vật nuôi thì bà con cần quan tâm đến một số biện pháp sau:

          1. Tiến hành xử lý môi trường chăn nuôi

          - Thu gom và xử lý xác động vật chết bằng hình thức chôn hoặc đốt để giảm thiểu lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

- Sau khi bão tan, bà con nhanh chóng khơi thông cống rãnh nhằm thoát nước nhanh. Đồng thời thu gom rác thải, dọn chất độn chuồng bị ngấm nước và bổ sung thêm chất độn chuồng mới, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống, cọ rửa dụng cụ chăn nuôi, nền chuồng bằng xà phòng. Sau đó tiêu độc khử trùng bằng hóa chất như vôi bột, Vikol, Benkocid, Haniodine,... đối với chuồng trại, xung quanh chuồng trại, những nơi tiêu hủy gia súc, gia cầm,... nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra dịch bệnh cho vật nuôi. Để trống chuồng ít nhất 2 tuần trở lên trước khi nuôi lứa mới.

- Đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm bà con có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.

          2. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý dịch bệnh

- Áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn, đối tượng của vật nuôi. Cung cấp đủ nước sạch, bổ sung thêm vitamin C, điện giải, đường glucose, men tiêu hóa,.. nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Kiểm tra kỹ thức ăn trước khi cho vật nuôi ăn vì sau bão, lũ thời tiết ẩm thấp, mưa dột làm thức ăn hay bị ẩm mốc. Khi phát hiện thức ăn ẩm mốc cần loại bỏ ngay tránh cho vật nuôi bị ngộ độc, nhiễm độc tố nấm mốc.

- Bà con có thể dùng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại hoặc sưởi ấm bằng củi, trấu,... để giữ ấm cho gia cầm non, gia cầm bị ngập nước, gia súc non, gia súc già yếu,.. Thường xuyên bổ sung chất độn chuồng như: rơm rạ, cỏ khô, trấu, mùn cưa, phôi bào,...

- Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi, tuyệt đối không chăn thả ở những khu vực bị ô nhiễm hoặc đồng cỏ chưa được xử lý vệ sinh.

- Hàng ngày, kiểm tra đàn gia súc, gia cầm để phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn, tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời. Khi phát hiện những vật nuôi có dấu hiệu nghi mắc bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, thú y để xử lý ổ dịch kịp thời, đúng quy định.

- Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

- Chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi bằng vắcxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y như tiêm phòng bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn ở Lợn; Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng trên gia cầm; tụ huyết trùng, lở mồm long móng trên đàn trâu bò,...

3. Tái đàn

  Chỉ tái đàn khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

  - Sau khi chuồng trại chăn nuôi đã gia cố, tu sửa xong và thực hiện công tác vệ sinh khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

  - Chuẩn bị đầy đủ thức ăn theo nhu cầu của vật nuôi

+ Đối với trâu, bò vì thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh do vậy bà con cần nhanh chóng phục hồi các đồng cỏ bị hư hỏng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thức ăn của vật nuôi. Bà con có thể trồng ngô dày hoặc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp như thân, lá ngô, cây chuối, rơm khô,.. làm thức ăn cho trâu bò trong giai đoạn khan hiếm cỏ. Mặt khác, bà con cần chủ động dự trữ và bảo quản thức ăn thô xanh cho trâu bò bằng phương pháp ủ chua cỏ voi, VA06, thân cây ngô, bẹ lõi ngô,...

+ Trong chăn nuôi lợn và gia cầm cần dự trữ thức ăn tinh đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần, hàng tháng.

- Chuẩn bị con giống:

          + Mua con giống ở những cơ sở giống có uy tín, đảm bảo chất lượng; chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y.

          + Khi nhập gia súc, gia cầm mới về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi tình hình sức khỏe của vật nuôi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới nhập vào khu chăn nuôi chính./.

Phạm Thị Mai Phương - TTKN


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3938691
Số người trực tuyến:35
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
294.985
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:909 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang