Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2015 NĂM 2020

+A =A -A

Lợi ích áp dụng, chuyển đổi tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015

Thứ Hai, Ngày 13/01/2020
ISO là cụm từ viết tắt International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá). ISO 9001 là Tiêu chuẩn Quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, đưa ra chuẩn mực (bao gồm các yêu cầu, ngôn ngữ chung của quốc tế) cho hệ thống quản lý chất lượng với tư duy khoa học, đảm bảo linh hoạt, không cứng nhắc và phù hợp với thực tế hoạt động của từng tổ chức.

ISO 9001:2015 là kỹ thuật khoa học về quản lý, là công cụ và tư duy mang tính hệ thống mà thế giới đang áp dụng, xuất phát từ những việc đã làm, từ trước đến nay vẫn làm mà cơ quan hành chính gọi tên các quy trình hoạt động ra sau đó tổ chức sắp xếp thống nhất lại (nhưng bằng văn bản, quy trình cụ thể) và ban hành, tổ chức áp dụng chặt chẽ vào thực hiện công việc      định kỳ kiểm tra lại, tìm những tồn tại, sự không phù hợp, thiếu hiệu quả, thiếu khoa học… chỉ dẫn cho nhau để khắc phục, cải tiến       tạo ra chất lượng của hệ thống quản lý trong nội bộ cơ quan.
Giới thiệu các yêu cầu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 áp dụng cho cơ quan hành chính:
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bao gồm có 10 Chương/mục:
Chương 1-3 sử dụng cho mục đích tham khảo:
        Chương 1: Phạm vi
        Chương 2: Tài liệu viện dẫn
        Chương 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Chương 4-10 yêu cầu tổ chức phải nghiên cứu và xây dựng, tuân thủ
        Chương 4: Bối cảnh của tổ chức
        Chương 5: Lãnh đạo
        Chương 6: Hoạch định
        Chương 7: Hỗ trợ
        Chương 8: Điều hành
        Chương 9: Đánh giá kết quả hoạt động
        Chương 10: Cải tiến liên tục
    Những ưu điểm khi áp dụng, chuyển đổi tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015:
    Thứ nhất là sắp xếp bài bản trình tự thụ lý và giải quyết công việc đảm bảo tính thống nhất cao (rõ người, rõ việc, thời gian, mối liên hệ, phương pháp tác nghiệp …) thoả mãn các yêu cầu của tổ chức, công dân.
    Thứ hai là làm việc theo hệ thống ngăn chặn được nhiều sai sót nhờ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần trách nhiệm cao và tự kiểm soát được công việc của chính mình.
    Thứ ba là lập văn bản các hoạt động một cách rõ ràng,từ đó làm cơ sở để giáo dục, đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống.
    Thứ tư là hình thành phương thức làm việc khoa học, loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức nâng lên rõ rệt, quan hệ giữa các cơ quan hành chính với dân được cải thiện.
    Thứ năm là nhận biết kịp thời các rủi ro khi có nguy cơ phát sinh và các cơ hội để có hành động hiệu quả.
    Thứ sáu là tạo niềm tin cho tổ chức, công dân; thoả mãn nhu cầu tổ chức, công dân nhờ sự cải tiến liên tục.
    Thứ bảy là khẳng định chất lượng dịch vụ hành chính trước cơ quan hữu quan, đảm bảo:
 

“Minh bạch - Chính xác - Đúng pháp luật”



    Để thực áp dụng thành công hệ thống:
    Lãnh đạo cơ quan phải hiểu ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015.
    Ban chỉ đạo ISO khi được thành lập phải hoạt động, vận hành như: tổ chức họp định kỳ, tổ chức xem xét những sự thay đổi.
    Đảm bảo các phương pháp có sự hiện diện của hệ thống quản lý chất lượng trong nhận thức và trách nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
    Hoạt động đánh giá nội bộ của Ban chỉ đạo ISO phải hết sức nghiêm túc, quyết liệt, có chiều sâu.
    Họp xem xét lãnh đạo cao nhất, lãnh đạo các cấp phải thường niên, liên tục về hệ thống cách thức tổ chức công việc … trong cơ quan, tập thể.
    Khi phòng, bộ phận, vị trí không tuân thủ thực hiện đáp ứng thì sẽ thế nào trong nội bộ cơ quan?
   

Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình:
    Thực hiện kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về chuyển đổi, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020. Chi cục đã ban hành Kế hạch số 212/KH-CNTY ngày 24/4/2019 về chuyển đổi, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y./.

Nguyễn Thị Ngọc Hà- Phòng Quản lý thuốc và TACN
 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3955743
Số người trực tuyến:35
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 10 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
294.985
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 10 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:909 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang