THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý ngao nuôi

Thứ Năm, Ngày 05/05/2022

 

     Vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn được thiên nhiên ưu đãi với hàng trăm ha bãi bồi phù sa màu mỡ là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi ngao. Vì vậy trong những năm gần đây ngao là một trong những đối tượng nhuyễn thể được đưa vào nuôi chủ yếu tại vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn.

 

     Hiện nay thời tiết miền Bắc đang bước vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhau lớn, thời gian phơi bãi kéo dài, độ mặn tăng cao ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng và phát triển của ngao nuôi hoặc làm ngao chết rải rác. Để giảm thiểu thiệt hại, thúc đẩy phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững, trong quá trình nuôi ngao bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:

 

     Đối với ngao đạt cỡ thu hoạch: Đối với ngao đạt cỡ  thương phẩm (50-80 con/kg) cần tiến hành thu hoạch trước mùa mưa bão tránh thiệt hại cho sản xuất.

 

     Đối với ngao chưa đạt cỡ thu hoạch: Cần kiểm tra mật độ, chủ động san thưa, duy trì mật độ nuôi thích hợp  như sau: Từ 180 - 200 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500 - 800 con/kg; 250-350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800 - 2.000 con/kg. Không nên thả giống ngao vào thời điểm thời tiết diễn biến bất lợi và yếu tố môi trường chưa phù hợp. Không nuôi ngao ở những vùng nước có độ mặn quá thấp và biến động nhiều, vùng nước nông có thời gian phơi bãi hàng ngày từ 8h trở lên.

 

     Thường xuyên vệ sinh bãi nuôi, gia cố vệ sinh lưới vây tạo sự thông thoáng cho nước thủy triều lên xuống. Kiểm tra, sục bãi, san phẳng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước đọng, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong ngày làm ngao yếu và chết. Định kỳ kiểm tra mật độ Ngao trên bãi kịp thời điều chỉnh mật độ nuôi giữa các khu vực trong bãi nuôi nhất là khu vực chân vây.

 

     Thu gom nhuyễn thể, xác động vật chết, rác thải trên bãi và xử lý đúng quy định tránh làm ô nhiễm môi trường.

 

     Khi phát hiện ngao nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết rải rác cần báo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không đem ngao sống còn lại khu vực nuôi có hiện tượng chết tiếp tục thả nuôi ở bãi khác nhằm tránh lây lan dịch bệnh giữa các vùng nuôi. Thực hiện các quy định về kiểm dịch ngao giống, chất lượng giống, phòng chống dịch bệnh cho ngao nuôi. Không nuôi ngao tại các bãi nuôi mới có hiện tượng ngao chết hàng loạt, những bãi nuôi này nên cho bãi nghỉ từ 2 - 3 tháng trở lên.

 

     Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật quản lý ngao nuôi trong thời điểm giao mùa. Chúc bà con có vụ nuôi ngao thắng lợi./.

 

 

 

 

 

Đặng Thị Thu Trang


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687971
Số người trực tuyến:30
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn