THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm vùng nước lợ

Thứ Tư, Ngày 11/05/2022

 

       Hiện nay thời tiết đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn, nắng nóng, mưa rào, lụt bão… làm biến động các yếu tố môi trường ao nuôi là điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây hại cho tôm nuôi. Để chủ động ứng phó với điều kiện bất lợi của thời tiết, giảm thiểu rủi ro sản xuất, Chi cục Thủy sản khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm vùng nước lợ như sau:

 

       Tuân thủ khung lịch thời vụ, chọn giống, thả nuôi với mật độ thích hợp theo hình thức nuôi.

 

        Thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ bao và hệ thống cống chắc chắn tránh trường hợp bị sạt lở. Vệ sinh, khơi thông các kênh tiêu thoát nước, đảm bảo kịp thời xả tràn khi cần thiết nhằm hạn chế thất thoát thủy sản nuôi. Đặc biệt, đối với mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong nhà bạt cần kiểm tra gia cố hệ thống mái che, lưới che ao nuôi trách ảnh hưởng đến tôm nuôi.

 

        Chủ động trang bị, bảo dưỡng hệ thống máy móc phụ trợ sản xuất (máy phát điện, máy sục khí,…) để kịp thời ứng phó với diễn biến thời tiết.

 

         Theo dõi cập nhật tình hình thời tiết, lưu ý tại các ao bị chua phèn cần rắc vôi xung quanh bờ và ao nuôi tránh hiện tượng rửa trôi phèn làm biến động pH ao nuôi.

 

        Duy trì mức nước trong ao, đầm nuôi từ 1,2m trở lên, tăng cường sục khí/quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng nóng tránh hiện tượng phân tầng trong ao từ đó hạn chế những tác động xấu cho tôm nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3), Dolomite với lượng 100 - 300 kg/ha giúp ổn định chất lượng nước và bổ sung khoáng cho tôm. Ngoài ra, sử dụng các loại chế phẩm sinh học (Zeolite, Yucca…) hỗ trợ phân hủy chất đáy và giải phóng khí độc, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.

 

        Sau những cơn mưa lớn, yếu tố pH biến động làm tôm giảm sức đề kháng, vì vậy cần kiểm tra pH nước ao trước và sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp (7,5 - 8,5), pH dao động sáng/chiều không quá 0,5 đơn vị. Khi pH thấp, cần bón vôi nông nghiệp CaCO3 với lượng từ 10 - 15 kg/1.000m3. Ngoài ra, cần kiểm tra độ kiềm nước ao, nếu độ kiềm thấp (dưới 80 mg/lít) có thể sử dụng vôi Dolomite với lượng 20 - 30 kg/1.000m3 giúp ổn định độ kiềm, tránh ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm hoặc tôm bị mềm vỏ kéo dài, ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống.

 

       Trong khẩu phần ăn hàng ngày cho tôm nên thường xuyên bổ sung men tiêu hóa, acid amin thiết yếu (Lysine, Methionine…), vitamine (C, D, A…), khoáng chất (Ca, P…), Bêta-Glucan… để giúp tôm sinh trưởng nhanh và tăng cường sức kháng bệnh. Khi có mưa lớn kéo dài, nhiệt độ nước giảm thấp, hoạt động bắt mồi của tôm giảm, cần điều chỉnh giảm 20 - 30% lượng thức ăn tránh dư thừa làm mật độ tảo tăng cao, dẫn đến hiện tượng tảo tàn làm giảm chất lượng nước ao, đầm nuôi.

 

       Khi phát hiện tôm ở ao, đầm có biểu hiện bất thường hoặc chết không rõ nguyên nhân, bà con cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được hỗ trợ tư vấn biện pháp xử lý phù hợp tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại sản xuất.

 

      Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm vùng nước lợ. Kính chúc bà con có vụ nuôi thắng lợi./.

 

 

 

 

 

Đặng Thị Thu Trang


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687179
Số người trực tuyến:16
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn