CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TIẾP TỤC CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN LUẬT CHĂN NUÔI ĐẾN VỚI NGƯỜI DÂN

Thứ Ba, Ngày 09/08/2022
 CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TIẾP TỤC CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN LUẬT CHĂN NUÔI ĐẾN VỚI NGƯỜI DÂN

            Thực hiện kế hoạch số 182/KH-CNTY ngày 01/4/2022 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022.

          Từ ngày 01/6/2022 đến ngày 05/8/2022 Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thuộc huyện thành phố tổ chức 8 buổi lồng ghép tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh động vật với tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi cho trên 500 người dự nghe, đối tượng dự nghe là đại diện các đồng chí lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX, cơ sở, doanh nghiệp, tổ đội sản xuất và ngườichăn nuôi, người hành nghề thú y, buôn bán vận chuyển động vậttại 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh dự nghe.

 
(Hình ảnh buổi tuyên truyền Luật Chăn nuôi tại huyên Nho Quan)
Buổi tuyên truyền đã thu hút được sự quan tâm của đại biểu về một số các quy định mới trong chăn nuôi cụ thể:
         1- Về nguyên tắc hoạt động chăn nuôi (Điều 3), được quy định trên tinh thần phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và xã hội hóa tối đa tạo nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cụ thể:
“1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
 
(Hình ảnh buổi tuyên truyền Luật Chăn nuôi tại thành phố Tam Điệp)
            2- Về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi (Điều 4), Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định cụ thể nội dung Nhà nước đầu tư, Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh và nguồn lực quốc gia trên cơ sở căn cứ Luật Đầu tư công năm 2015, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Đặc biệt, lần đầu tiên Luật quy định việc “di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi” và hành vi nghiêm cấm “chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường” (khoản 1 Điều 12).
           3- Bổ sung quy định mới về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (Điều 8), đây là quy định mới so với Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004 nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường chăn nuôi xuất khẩu và điều kiện nhập khẩu chặt chẽ của các nước trên thế giới. Theo đó, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải đáp ứng các yêu cầu của vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam và quy định quốc tế; phù hợp với điều kiện của vùng sinh thái, lợi thế vùng, miền gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
 
(Hình ảnh buổi tuyên truyền Luật Chăn nuôi tại huyện Yên Khánh)
            4- Bổ sung quy định mới về ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi (Điều 6 và Điều 7). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành chăn nuôi của nước ta đã và đang ngày càng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi sẽ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước với sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích ứng dụng trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.Tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
         5- Về các quy định về nguồn gen giống vật nuôi (Mục 1), về cơ bản, Luật Chăn nuôi năm 2018 đã kế thừa các quy định tại Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004, trong đó, có bổ sung thêm một số nội dung cho phù hợp thực tiễn và với quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, luật môi trường, luật an toàn thực phẩm, luật đa dạng sinh học
          6- Về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi (Điều 22), trên cơ sở các điều kiện quy định tại Điều 19 Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004, Luật Chăn nuôi đã bổ sung một số điều kiện liên quan đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cân đối thị trường chăn nuôi.
          7- Về kê khai chăn nuôi (Điều 54), đây là quy định mới so với Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, thể hiện việc nhìn nhận từ phía Nhà nước coi ngành chăn nuôi là một ngành sản xuất có điều kiện vì sự tương tác mạnh của ngành này đối với vấn đề kiểm soát môi trường và an toàn thực phẩm. Theo đó, tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã và chỉ khi thực hiện việc kê khai thì tổ chức, cá nhân đó mới được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 57)…
          Luật Chăn nuôi được xem là một bộ luật khá hoàn chỉnh, hiện đại, khắc phục những hạn chế trong các văn bản pháp luật trước đây; Luật Chăn nuôi đã điều chỉnh tất cả các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra của chăn nuôi. Đây được kỳ vọng là một chính sách hiệu quả, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho người sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý. Chi cục Chăn nuôi và Thú y dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi đến với người dân trong thời gian tới đây./.
Phạm Đức Trung - Chi cục Chăn nuôi và Thú y

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3696886
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn