Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Bệnh rụt mỏ trên ngan, vịt - Không nên chủ quan

Thứ Tư, Ngày 21/02/2024

          Bệnh rụt mỏ trên ngan, vịt có tên khoa học là bệnh Derzsy’s là một bệnh tiêu hóa cấp tính do Parvovirus ngỗng (Goose Parvovirus=GPV) và Parvovirus vịt Xiêm (Muscovy Duck Parvovirus=MDPV) gây ra cho ngỗng con và vịt Xiêm con. Bệnh rất dễ lây lan và có tỷ lệ chết cao từ 70% đến 100% ở những đàn nhạy cảm khi nhiễm trùng xảy ra trong vòng 10 ngày tuổi đầu tiên. 

          Nguyên nhân 
          - Parvovirus ngỗng và Parvovirus vịt Xiêm khác nhau về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh. Loài ngỗng có khả năng đề kháng với Parvovirus của vịt Xiêm, trong khi đó ở vịt Xiêm, cả hai loài vi rút trên đều có thể gây bệnh cho vịt Xiêm và vịt Xiêm lai.
          Parvovirus gây bệnh cho vịt (Anh Đào, Bắc Kinh…) là một biến chủng của Parvovirus.
          - Gà và những động vật có vú không bị bệnh này.
          Lứa tuổi mắc bệnh
          Mức độ của bệnh Derzsy’s phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi. Vịt con và ngỗng con dưới một tuần tuổi rất nhạy cảm với bệnh này, thường ở thể cấp tính và tỷ lệ tử vong có thể đạt 100%. Trong khi ở độ tuổi 4-5 tuần tuổi thì thiệt hại nhẹ hơn với thể bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính.
          Đường truyền lây
          + Lây truyền ngang:  Vịt bệnh        lây bệnh cho vịt khỏe.
          Vịt hoặc ngỗng bị nhiễm bệnh thải một lượng lớn virus trong phân của chúng ra môi trường, dẫn đến sự lây lan nhanh chóng do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua con đường “phân-miệng” do lây nhiễm từ thức ăn, nước uống đến những con khỏe mạnh.
          + Lây truyền dọc: Vịt mẹ bị bệnh       truyền mầm bệnh qua trứng       trứng nở ra vịt con bị bệnh.
          Ở những vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh cận lâm sàng, chúng đóng vai trò là vật mang mầm bệnh và truyền virus qua trứng và gây bệnh cho những con mới nở. Ngoài ra nhiễm trùng ngoài vỏ trứng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa bệnh nhiễm vào những đàn không có bệnh trong trại ấp trứng.
          Triệu chứng lâm sàng
          - Thể cấp tính: Thường xảy ra ở ngỗng con và vịt con dưới 1 tuần tuổi. Quá trình bệnh có thể diễn biến rất nhanh với các biểu hiện sau: giảm ăn, uống nhiều nước, viêm ruột, tiêu chảy trắng, chảy nhiều nước mắt và nước mũi, bị liệt, suy nhược và tử vong cao xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết có thể đạt tới 100% ở những con bị nhiễm bệnh trong các lò ấp trứng. Ở ngỗng con và vịt con  2-3 tuần tuổi, mặc dù mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thường dưới 10%.
          - Thể mãn tính: Vịt bị bệnh chậm chạp, ăn uống khó khăn do mỏ bị ngắn. Hội chứng “lùn và mỏ ngắn” xảy ra trên vịt bị nhiễm Parvovirus  với biểu hiện đặc trưng là mỏ ngắn hơn bình thường, lưỡi nhô ra khỏi mỏ, cơ thể lùn, chậm phát triển, nhiều con còi cọc, độ lớn không đồng đều, giảm ăn, khó tiêu, sụt cân, chân bị dị dạng nên đi đứng khó khăn.Tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong thấp
 
 
Mỏ ngắn, lưỡi thè ra khỏi mỏ
 
          Bệnh tích
          - Vịt dưới 30 ngày tuổi xuất hiện một số có có vết nám trên mỏ, phồng rộp hoặc một số con lưỡi thè dài hơn mỏ. Bệnh càng nặng thì mỏ càng rụt và lưỡi càng thè ra.
          - Một số bệnh tích khác không điển hình như: Có thể có xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực. Các tổn thương hoại tử và loét có thể được quan sát thấy trong miệng, họng và thực quản. Viêm màng bao tim, Viêm màng ngoài của gan, ứ máu trong xoang bụng, viêm ruột.
          Điều trị
         Bệnh Derzsy’s chưa có thuốc đặc trị, nhưng vẫn phải cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát, cấp vitamin và men vi sinh để tăng sức đề kháng, giúp giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Những thuốc kháng sinh cho kết quả tốt với các nhiễm khuẩn thứ phát là BIO-AMCOLI PLUS hoặc BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C. Những thuốc vitamin giúp tăng sức đề kháng và giúp vịt nhanh mọc lông trở lại thường dùng là BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL. Cấp thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
          Phòng bệnh
Bệnh Derzsy’s không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là rất quan trọng, người chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp sau sẽ cho kết quả tốt:
          - Bệnh Derzsy’s dễ xảy ra trên vịt con và ở những đàn mà bố mẹ có tiền sử đã bị bệnh, vì vậy nên chọn mua vịt con ở những cơ sở chăn nuôi có uy tín.
          - Lúc vịt 1-3 ngày tuổi tiêm kháng thể Viêm gan + Rụt mỏ vịt (CNC- Anti DHV) liều lượng  0,5 ml/con. Những ngày sau đó pha thuốc Ampi - Coli  với liều 1g/lít nước, cho uống liên tục 5 ngày để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa. Ngày thứ 7-8 tiêm vắc xin CNC Derzsy Live liều lượng 0,5ml/ con.
          - Tiêm ngừa vaccine Parvovirus nhược độc để phòng bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có loại vắc-xin có chứa cả Parvovirus ngỗng và Parvovirus vịt Xiêm mới có khả năng bảo vệ đầy đủ để chống lại bệnh ở vịt và vịt Xiêm.
          - Thường xuyên sát trùng chuồng nuôi, sát trùng trại ấp, máy ấp trứng thật kỹ lưỡng bằng các loại thuốc sát trùng.
        - Mỗi khi thời tiết thay đổi, nên cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng giúp đàn vịt luôn khỏe mạnh.
        - Sau khi xuất bán vịt, chuồng trại phải được vệ sinh và sát trùng kỹ lưỡng rồi để trống tối thiểu 2 tuần. Sau đó, sát trùng chuồng lặp lại một ngày trước khi nhập đàn vịt mới vào để nuôi.
 
Đặng Thị Cúc - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình
 
 
 
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3812101
Số người trực tuyến:49
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 7 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn