CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Bệnh giun đũa ở bê, nghé

Thứ Hai, Ngày 25/03/2024

 Vụ Đông - Xuân hằng năm là mùa sinh sản của trâu, bò. Thế nhưng các điều kiện ngoại cảnh lại không phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của bê, nghé. Cụ thể: Mưa nhiều, ẩm ướt, rét lạnh, thức ăn khan hiếm (gây hiệu ứng giảm sữa ở trâu, bò mẹ), các loại mầm bệnh dễ phát triển và lây lan, đặc biệt là các loại ký sinh trùng.

Bê, nghé sau khi sinh sức đề kháng còn yếu nên thường xuyên mắc phải một số bệnh khá nguy hiểm, điển hình nhất là bệnh giun đũa. Để đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc và biện pháp phòng, trị bệnh cho bê, nghé sau khi sinh.
 
Nguyên nhân
Bệnh do giun đũa Toxocaris Vitulorum gây nên. Chúng ký sinh ở ruột non của bê, nghé. Chúng là loài giun rất dài, từ 19 - 23cm. Thường xảy ra ở bê, nghé dưới 2 tháng tuổi. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa do bê, nghé nuốt phải trứng giun, hoặc có thể nhiễm từ mẹ qua nhau thai từ khi là bào thai. Giun trưởng thành hút các chất dinh dưỡng của vật chủ, đồng thời tiết ra các độc tố làm cho bê, nghé bị trúng độc, tiêu chảy và gầy, sút rất nhanh, thậm chí gây chết bê, nghé.
 
 
Triệu chứng
Bê, nghé bị bệnh có biểu hiện lù đù, chậm chạp, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, bụng to, lông xù. Đôi lúc bê, nghé bệnh giảm bú và nằm một chỗ. Trường hợp bệnh nặng, con vật bỏ bú, nằm một chỗ, mệt mỏi, thở yếu, hơi thở hôi thối, mắt lờ đờ, chảy nước mắt có nhử. Mũi khô, sốt (thân nhiệt có thể lên 40 - 410C). Nhiều trường hợp con vật đau bụng (bồn chồn khó chịu, hoặc lăn lộn trên mặt đất).
Thời gian đầu nhiễm bệnh, phân của bê, nghé lổn nhổn, hơi táo, từ màu đen chuyển sang màu vàng xám, đặc sền sệt, rồi ngả sang màu trắng và lỏng dần, mùi tanh khẳm và rất thối. Con vật có thể tiêu chảy vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn. Con vật gầy sút rất nhanh và có thể chết. Bệnh có thể kéo dài từ 5 - 48 ngày và thường chết sau 7 - 16 ngày phát bệnh.
 Phòng bệnh
Thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng. Chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ủ phân diệt trứng giun.
Tẩy giun định kỳ cho trâu, bò mẹ vào giữa mùa xuân (tháng 3 dương lịch) hằng năm để đề phòng bê, nghé nhiễm giun qua nhau.
Để chủ động phòng bệnh, sau khi đẻ 7 - 10 ngày, cần cho bê, nghé uống một trong các loại thuốc tẩy giun, như: Levamisol, hoặc Ivermectin, hoặc Menbedazol, hoặc Piperazin đặc biệt là ở những vùng có bệnh. Cho bê, nghé uống hoặc tiêm 1 lần vào buổi sáng, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Lưu ý, khi uống nên cho bê, nghé nhịn đói.
  Trị bệnh
Hộ lý: vệ sinh chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi sạch sẽ, chăm sóc nuôi dưỡng con vật cho tốt, thu gom chất thải và ủ theo phương pháp sinh học để diệt trứng giun sán.
Dùng thuốc: 
* Đối với bê, nghé dưới 2 tháng tuổi khi mắc bệnh sử dụng phác đồ điều trị sau:
 – Levamisol: 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm dưới da.
 – Vitamin ADE: 3 ml/con, tiêm bắp thịt.
 – Cafein Natribenzoat: 5 ml/con, tiêm bắp thịt.
 Sau 1 tháng tiêm lặp lại lần 2 để chống tái nhiễm.
 * Đối với bê, nghé trên 2 tháng tuổi có thể sử dụng Ivermectin với liều dùng 1 ml/12 kg thể trọng; tiêm dưới da để đồng thời tiêu diệt các loại ngoại ký sinh trùng khác như ve, bét, rận … Kết hợp dùng các thuốc trợ sức Vitamin ADE, Cafein Natribenzoat; tiêm bắp ngày 1 lần theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Nếu con vật bị tiêu chảy thì dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm gây viêm ruột tiêu chảy: Quinoline, hoặc Enroflox, hoặc Florphenicol, hoặc Thiamphenicol, hoặc Amoxicos, hoặc Biseptol. Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Dùng thuốc điện giải: Pha nước cho uống, hoặc tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch để bổ sung chất điện giải trong trường hợp con vật bị tiêu chảy nặng.        
 
Đặng Thị Cúc -Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình
 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3698010
Số người trực tuyến:36
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn