Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
THUỶ SẢN

+A =A -A

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ỨNG PHÓ VỚI NẮNG NÓNG, MƯA BÃO, HẠN HÁN

Thứ Sáu, Ngày 17/05/2024

Theo dự báo chung tình hình thời tiết năm 2024 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão… xảy ra không theo quy luật.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng đối với động vật thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình có văn bản số 1215/SNN-TS ngày 09/5/2024 chỉ đạo UBND các huyện/thành phố và đơn vị chức năng tăng cường quản lý Nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão, hạn hán năm 2024. Trong đó, triển khai đồng bộ các biện pháp giảm thiểu thiệt hại trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, phối hợp tuyên truyền sâu rộng các biện pháp kỹ thuật quản lý, chăm sóc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho con nuôi thủy sản trước các điều kiện bất lợi của thời tiết. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể như sau:

1. Đối với thuỷ sản nuôi trong ao

- Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm 10-18h và ban đêm. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm);

- Dùng lưới lan che phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho thuỷ sản nuôi;

- Giảm 50% lượng thức ăn khi trời nắng nóng gay gắt. Bổ sung vitamin C, khoáng chất, chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, duy trì đàn thuỷ sản nuôi;

- Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao với hàm lượng 2 - 4 kg vôi bột/100 m3 nước;

- Chủ động thu hoạch thuỷ sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm hoặc san thưa mật độ ngay khi thiếu nước, hạn hán xảy ra.

2. Đối với nuôi ngao/nghêu

- Định kỳ kiểm tra, vệ sinh bãi nuôi, san bằng mặt bãi, khai thông vùng nước ở các bãi ngao/nghêu nhằm tránh hiện tượng nước đọng cục bộ và giảm thiểu ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày làm ngao yếu và chết.

- Vào thời điểm nắng nóng, đối với các bãi ngao/nghêu nằm ở vùng cao triều, thời gian phơi bãi quá 4h/ngày cần san thưa mật độ và cào ngao/nghêu đến vùng thấp hơn, thu gom xác ngao chết để hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Thu tỉa khi ngao/nghêu đạt kích cỡ thu hoạch; đối với ngao/nghêu nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật độ nuôi từ 180 – 200 con/m2 đối với cỡ ngao/nghêu từ 400 – 600 con/kg, dưới 250 con/m2 đối với cỡ ngao/nghêu từ 500 – 800 con/kg, 250 – 350 con/m2 đối với cỡ ngao/nghêu từ 800 – 2000 con/kg.

- Hạn chế thả giống vào thời điểm nhiệt độ cao và nắng nóng kéo dài.

3. Hướng dẫn cơ sở nuôi các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt do áp thấp nhiệt đới, mưa bão, lũ xảy ra

a) Trước khi có áp thấp nhiệt đới, mưa bão, lũ

- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm;

- Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao;

- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với nuôi ven biển). Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài;

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xẩy ra;

- Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão; Sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

b) Biện pháp khắc phục sau áp thấp nhiệt đới, mưa bão, lũ

- Xả bớt nước mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; vận hành hệ thống phụ trợ sản xuất như quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

- Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Sử dụng hoá chất, chế phẩm sinh học để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu phát hiện hiện tượng thuỷ sản bị chết bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ lây bùng phát dịch bệnh. Phối hợp thống kê chính xác diện tích, mức độ thiệt hại để làm cơ sở đề xuất hỗ trợ cho người dân khôi phục sản xuất theo quy định.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật quản lý Nuôi trồng thủy sản ứng phó với nắng nóng, mưa bão, hạn hán. Khuyến cáo các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh áp dụng nhằm giảm thiểu tác động của các điều kiện thời tiết cực đoan, đảm bảo duy trì ổn định sản xuất./.

 Đặng Thị Thu Trang


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3955791
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 10 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
294.985
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 10 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:909 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang